Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

Cách điều trị viêm chỗ bám gân gót hiệu quả

Viêm chỗ bám gân gót (còn gọi là gân Achilles) là bệnh lý khá phổ biến, thường gây đau, khiến bạn hạn chế vận động. Cách điều trị viêm chỗ bám gân gót có 2 cách sau.


cach-dieu-tri-viem-cho-bam-gan-got-hinh-anh-1
Gân gót hợp nhất ba khối cơ lớn phía sau cẳng chân với xương gót, giúp bạn có thể đi lại, chạy nhảy. Viêm chỗ bám gân gót là bệnh lý khá phổ biến, có thể do bệnh lý thoái hóa hoặc do vi chấn thương lặp đi lặp lại nhiều lần. Các nguyên nhân thường gặp khác bao gồm:
• Hoạt động mạnh đột ngột hoặc quá mức so với thông thường như đi bộ hay chạy nhảy quá nhiều so với thường ngày khiến cơ thể không kịp thích nghi.
• Bệnh lý thoái hóa hay viêm làm xuất hiện gai xương tại chỗ bám của gân gót và chèn ép vào gân gót.
• Cơ bắp chân quá căng gây tăng áp lực lên chỗ bám gân gót.
Triệu chứng
Các triệu chứng thường gặp là: gân gót đau và sưng phù tăng lên từ từ tại chỗ bám vào mặt sau xương gót khi đi lại hoặc va chạm, phì đại phía sau xương gót, ấn có điểm đau nhói ở mặt sau xương gót hoặc hai bên gân gót, hạn chế gấp bàn chân về phía trước, gai xương gây chèn ép lâu ngày dẫn đến mòn và đứt gân gót.
Chẩn đoán
cach dieu tri viem cho bam gan got hinh anh 2
• Chụp X-quang xương gót có thể thấy các lắng đọng vôi trong gân gót tại chỗ bám, gai phía sau xương gót, biến dạng xương gót kiểu Haglund.
• Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể thấy hình ảnh thoái hóa gân gót, viêm túi hoạt dịch sau xương gót. MRI thường chỉ định trước mổ để đánh giá mức độ tổn thương gân gót, từ đó phẫu thuật phù hợp.
Cách điều trị viêm chỗ bám gân gót 
cach dieu tri viem cho bam gan got hinh anh 3
Nếu không được phát hiện và điều trị viêm chỗ bám gân gót kịp thời, bệnh có thể dẫn đến đứt gân gót bệnh lý. Khi đó, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và thời gian hồi phục kéo dài hơn. Tùy mức độ và giai đoạn bệnh, có thể điều trị không phẫu thuật hoặc phẫu thuật.
♦ Cách điều trị viêm chỗ bám gân gót không phẫu thuật: hiệu quả cho đa số các trường hợp gồm:
• Nghỉ ngơi: Người bệnh hạn chế hoặc ngưng các hoạt động khiến gót chân bị đau thêm.
cach dieu tri viem cho bam gan got hinh anh 5
• Dùng thuốc kháng viêm không steroid để giảm đau theo chỉ định của bác sỹ: Các thuốc này chỉ giúp giảm đau chứ không làm mất đi các tổn thương do thoái hóa. Có thể dùng miếng dán nitroglycerin để tăng tưới máu cho vùng gót.
cach dieu tri viem cho bam gan got hinh anh 6
• Chườm lạnh: giúp giảm sưng đau tại chỗ. Chườm khoảng 20 phút/lần, nhiều lần trong ngày, cách nhau vài giờ.
• Vật lý trị liệu: Bài tập căng giãn cơ bắp chân phối hợp với phương tiện chỉnh hình như các đệm nhấc cao gót, các nẹp bàn chân đeo ban đêm, các đệm nâng đỡ vòm bàn chân…
♦ Cách điều trị viêm chỗ bám gân gót bằng phẫu thuật: Thường được chỉ định khi điều trị không phẫu thuật ít nhất 6 tháng không có kết quả. Phương pháp phẫu thuật gồm:
cach dieu tri viem cho bam gan got hinh anh 7
• Cắt lọc các đoạn thoái hóa của gân gót, cắt bỏ các gai xương to gây kích thích gân và các mô của túi hoạt dịch viêm, khâu tăng cường chỗ bám của gân gót vào xương gót với các neo bằng kim loại hay chất dẻo. Được chỉ định khi gân gót bị tổn thương < 50% bề dày của gân.
• Chuyển gân thay thế gân gót: được chỉ định cho người lớn tuổi hay gân gót bị tổn thương > 50% bề dày của gân, dùng gân cơ gấp ngón chân cái dài thay cho gân gót.
• Kéo dài gân cơ bắp chân: Cách điều trị viêm chỗ bám gân gót bằng cách kéo dài gân cơ bắp chân chỉ được thực hiện khi cơ bắp chân quá căng làm tăng lực tải lên chỗ bám của gân gót.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Mẹo giảm đau chân tại nhà


Ngâm chân trong nước ấm 10-15 phút vào cuối mỗi ngày, tốt nhất là ngâm trong nước muối ấm. Nước ấm sẽ làm thư giãn các cơ ở chân. Muối có thuộc tính chống nấm và vi khuẩn, do vậy nước muối ấm có thể giúp loại bỏ mùi chân.
2. Lăn bóng
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau nhức chân là do gân bàn chân bị căng, gân này chạy dọc từ ngón chân tới gót chân. Khi nó bị viêm sẽ gây ra viêm cân gan bàn chân. Để thư giãn gân này, hãy lăn một quả bóng tennis quanh gót chân.
3. Đặt chân lên đá
Bạn có thể có được những lợi ích tương tự với phương pháp lăn bóng khi đặt bàn chân lên một chai nước lạnh có phủ khăn. Cái lạnh có thể làm giảm một số chứng viêm.
4. Mát-xa
Mát-xa chân giúp tăng cường lưu thông máu tới chân. Có thể sử dụng kem dưỡng da để mát-xa chân. Đặt ngón tay cái lên đầu bàn chân và ngón tay trỏ lên gót chân, mát- xa bàn chân theo chiều kim đồng hồ, từ ngón chân tới gót chân và mắt cá chân. Sau đó làm ngược lại chiều kim đồng hồ.
5. Kéo giãn mắt cá chân
Xoay mắt cá chân một vòng theo chiều kim đồng hồ 10 lần, sau đó đổi chiều ngược lại. Đổi bên. Mỗi bên chân 10 lần. Những động tác này không chỉ làm thư giãn mắt cá chân mà còn củng cố cơ ở khớp.
6. Kéo khăn
Trong khi ngồi, đặt một chân lên bàn cà phê hoặc ghế nệm trước mặt sao cho chân thẳng. Vòng một chiếc khăn hay áo phông quanh bàn chân, nắm chặt hai đầu với hai bàn tay. Nhẹ nhàng kéo nó về phía bạn sao cho bắp chân và gót chân căng ra. Giữ 15 giây sau đó thả lỏng, đổi chân.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Suy tĩnh mạch: Phòng hơn chữa

Tại Việt Nam, bệnh cũng rất thường gặp nhưng chưa thực sự được giới thầy thuốc và bệnh nhân chú ý. Cho đến nay, chưa có một thống kê đầy đủ về loại bệnh này. Tuy nhiên, theo dự đoán của các chuyên gia y tế, bệnh sẽ gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống ở nước ta.
Tùy theo vị trí và nguyên nhân của tổn thương, bệnh giãn tĩnh mạch chi dướiđược chia làm 4 nhóm:
- Nhóm giãn tĩnh mạch tiên phát hay còn gọi là giãn tĩnh mạch vô căn.
- Nhóm giãn tĩnh mạch thứ phát (thường do viêm tĩnh mạch).
- Giãn tĩnh mạch ở người có thai (do tác dụng của nội tiết tố sinh dục nữ và chèn ép của tử cung khi có thai).
- Giãn tĩnh mạch bẩm sinh (do sự bất thường của thành tĩnh mạch).
Về biến chứng của suy tĩnh mạch, trước hết, có thể đề cập các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
Giai đoạn cuối có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Đáng chú ý là cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Trên thực tế, chỉ có một số người thuộc nhóm có nguy cơ cao là hay bị bệnh giãn tĩnh mạch. Di truyền là mẫu số chung cho những bệnh nhân này. Trong thực hành bệnh viện hằng ngày, chúng tôi nhận thấy có một số người dễ bị mắc bệnh hơn những người khác là do di truyền. 
Nữ thường bị nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt; do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp. Ngoài ra, những người tăng trọng quá mức, ăn nhiều chất bột, ít chất xơ hay bị táo bón cũng rất dễ bị giãn tĩnh mạch.
Thực tế cho thấy bệnh suy tĩnh mạch mạn tính làm giảm mạnh chất lượng cuộc sống, nhất là ở những người trẻ tuổi. Bệnh nhân luôn khó ngủ vì cảm giác tê rần 2 chân và chuột rút, đi lại khó khăn, mặc cảm với bạn bè vì nổi tĩnh mạch ở chân (không thể mặc váy hay quần ngắn ở phụ nữ), ngại đi ra ngoài, khó khăn trong việc đi bộ và chơi thể thao...
Trong vấn đề giãn tĩnh mạch, hãy phòng bệnh bằng các phương pháp rất đơn giản như tránh béo phì, tránh đứng lâu, tránh táo bón, siêng tập thể dục, ăn các thức ăn giàu vitamin và nhiều chất xơ... Luôn nhớ rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh!

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Uống cà phê mỗi ngày 'thổi bay' bệnh gút

Cho dù đã có rất nhiều thuốc làm giảm acid uric máu, thì việc ăn uống điều độ, hợp lý vẫn là cơ sở cho việc điều trị bệnh gút.
bệnh gút, chế độ ăn cho bệnh nhân gút
Bệnh gút gây biến chứng khủng khiếp.
Chế độ ăn
- Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine: phủ tạng động vật (tim, gan, thận, lá lách, óc…), trứng vịt lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi. Không ăn mỡ động vật, đường.
- Chế độ ăn hàng ngày với lượng calo 1600 kcal/ngày với carbonhydrat chiếm 40 %, 30 % protein và 30 % chất béo không bão hòa.
- Không ăn nhiều: Hải sản (tôm, cua…), các loại đậu hạt, măng tây, chocolate, cacao.
- Dùng nhiều: Rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, các loại ngũ cốc, sữa, trứng.
Trong đa số trường hợp, chế độ ăn uống góp phần điều trị cho bệnh gút và các bệnh kèm theo chứ không thể thay được thuốc. Thực hiện tốt chế độ ăn uống có thể giảm số lượng thuốc, số loại thuốc cần dùng, giảm bớt các hậu quả của bệnh.
Chế độ uống
- Bia rượu: Là tác nhân số một gây bệnh gút, sử dụng nhiều làm tăng sản xuất acid uric.
bệnh gút, chế độ ăn cho bệnh nhân gút
Rượu bia là tác nhân số 1 gây bệnh gút
- Cà phê: Trước đây bệnh nhân gút được khuyên không nên uống cà phê nhưng giờ đây được biết như yếu tố bảo vệ. Những người có thói quen uống cà phê mỗi ngày và đang bị gút hoặc có nguy cơ cao về bệnh gút thì không cần phải ngưng uống hay giảm lượng cà phê uống hàng ngày.
- Uống nhiều nước: Bệnh nhân gút phải uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để gia tăng quá trình bài tiết acid uric qua nước tiểu. Ngoài ra nên sử dụng các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm natri bicarbonate 14‰.
- Nước ngọt: Uống nhiều nước ngọt (fructose) làm tăng acid uric máu và tăng nguy cơ mắc gút. Nước ngọt không đường thì không làm gia tăng nguy cơ bệnh gút nhưng nước quả và những trái cây nhiều fructose như táo và cam đều gia tăng nguy cơ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng mọi người cần phải cân bằng chế độ rau quả để ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.
Chế độ sinh hoạt - luyện tập
- Ngâm chân nước nóng hàng tối là có ích, có thể làm thường xuyên, không nên dùng nước quá nóng, không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp.
- Tắm sông, tắm biển là rất tốt, điều này hoàn toàn khác với việc dầm mưa hay bị lạnh đột ngột.
- Tránh gắng sức, tránh căng thẳng, tránh thức quá khuya.
- Cần duy trì chế độ luyện tập, vận động thường xuyên vừa sức. Khi bệnh chuyển sang mãn tính cần có chế độ tập luyện kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để tránh teo cơ, cứng khớp và hạn chế biến dạng khớp.
Vận động giúp tăng thải các chất độc: khí CO2 ( qua hơi thở ), acid uric cùng các chất cặn bả khác qua nước tiểu, mồ hôi, phân, nên dự phòng được bệnh gút, viêm đa khớp…

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Canxi có giúp xương lành nhanh?

Sự lành xương xảy ra qua ba giai đoạn từ mô sụn sợi - mô sụn xương và mô xương. Sự lành xương có được nhờ hai yếu tố là sự cố định vững chắc ổ xương gãy (bằng bột, nẹp, hay đinh) và yếu tố mạch máu nuôi.
Nếu sự cố định không vững sẽ làm cal xương không tiến triển được hoặc ngưng lại luôn và sẽ gây ra khớp giả. Nguyên nhân cố định không vững có thể là do dụng cụ kết hợp xương quá yếu, do bệnh nhân vận động quá sớm hoặc chất lượng xương quá kém nên không giữ được dụng cụ kết hợp xương.
Trong trường hợp của bạn lần đầu vít đã bị bung ra chứng tỏ dụng cụ kết hợp xương không đủ vững. Đóng đinh nội tuỷ là phương thức tốt để cố định xương gãy do đó các bác sĩ đã chọn cho bạn.
Yếu tố mạch máu nuôi là quan trọng. Máu nuôi đến từ mô mềm xung quanh, từ lòng tủy. Khi mổ một phần mô mềm đã bị tổn thương nên nó cần được phục hồi bằng các bài tập vật lý trị liệu, tập đi đứng cẩn trọng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Như vậy trong quá trình lành xương không có sự can thiệp của thuốc. Bạn có thể dùng canxi nhưng không có kết quả nghiên cứu chứng minh sẽ làm tăng khả năng lành xương.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Tập luyện phục hồi chức năng: Liệu pháp điều trị thoái hóa khớp

Khi được hỏi về lợi ích của các liệu pháp điều trị thoái hóa khớp khác nhau, các chuyên gia châu Âu đặt tập luyện phục hồi chức năng lên hàng đầu, trên cả phẫu thuật khớp, thuốc giảm đau và giáo dục kiến thức về bệnh cho bệnh nhân.
Tập luyện phục hồi chức năng (PHCN) là biện pháp điều trị hiệu quả đối với thoái hóa khớp thông qua một số cơ chế. Các hoạt động cơ làm giảm đau thông qua cơ chế tương tác tương tự như châm cứu. Đó là làm tăng nồng độ endophin trong não làm giảm cảm giác đau. Tăng sức mạnh của cơ và cải thiện chức năng thần kinh cơ giúp tăng sự ổn định xung quanh khớp và giúp giảm tải lên khớp. 
Nghiên cứu cho thấy, 4 tháng tập luyện phục hồi chức năng không chỉ cải thiện sức mạnh cơ mà còn cải thiện chất lượng của sụn khớp gối. Tập luyện thường xuyên còn giúp giảm cân từ đó giúp giảm trọng tải lên khớp.
Liệu pháp điều trị thoái hóa khớp 1Đạp xe là phương pháp tập phù hợp nhất đối với người thoái hóa khớp. (Nguồn internet)

Tuy nhiên, quá trình tập luyện rất dễ bị thất bại. Bệnh nhân thường khó duy trì việc tự tập luyện khi triệu chứng đau đã giảm mặc dù đã được bác sĩ phục hồi chức năng hướng dẫn. Để đạt được hiệu quả, tập luyện phục hồi chức năng và hoạt động thể lực phải được thực hiện thường xuyên.
Phương pháp tập luyện phục hồi chức năng
Thoái hóa khớp là một bệnh mạn tính. Việc tập luyện PHCN phải được đưa vào cuộc sống hằng ngày và quan trọng nhất là lựa chọn hình thức tập phù hợp cho từng bệnh nhân. Để tạo thuận lợi cho việc tập luyện, bệnh nhân nên được đánh giá ban đầu và ở từng giai đoạn, nhằm điều chỉnh chương trình tập luyện cho phù hợp và nhằm tối ưu hóa lực tải đè ép lên các khớp bị ảnh hưởng. 
Điều đó có thể đạt được thông qua các bài tập tăng sức cơ, làm tăng sức ép lên các yếu tố thần kinh cơ, mà ít gây tải trọng lên khớp. Khi bắt đầu tập luyện, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau tăng lên. 
Tuy nhiên, tình trạng đau sẽ giảm dần sau khi tập và sẽ không tăng theo thời gian. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cũng có thể được áp dụng các biện pháp giảm đau tạm thời như điện phân, sóng ngắn, hồng ngoại, paraphin, châm cứu... Một hình thức tập luyện đã được chứng minh tính hiệu quả và dễ được áp dụng là đạp xe, khi đó các cơ được vận động tối đa mà rất ít gây tải trọng lên các khớp.
Yếu tố nguy cơ quan trọng đối với thoái hóa khớp là chấn thương. Do chấn thương khớp thường xảy ra trong khi hoạt động thể lực, vì vậy tốt nhất nên xem xét các hoạt động thể lực nào là phù hợp. Chấn thương thường xảy ra trong bóng đá và các môn thể thao khác như cầu lông, tennis, bóng bàn..., do đó bệnh nhân thoái hóa khớp nên tránh tập luyện các môn thể thao này.
Bệnh nhân thoái hóa khớp toàn bộ hoặc đau cơ xơ có phản ứng mạnh đối với tập luyện, cần được chỉ định cường độ rất thấp trong thời gian dài và hiệu quả thường không bằng thoái hóa khớp ở các khớp riêng lẻ. Các chỉ định cho bệnh nhân thoái hóa khớp trong bài không thích hợp cho các nhóm bệnh này.
Các hình thức tập luyện phục hồi chức năng phù hợp
Đạp xe ngoài trời hoặc đạp xe tại chỗ: Là hình thức tập luyện hiệu quả giúp kích thích các nhóm cơ lớn ở chân với mức độ tải trên khớp thấp. Các dữ liệu cho thấy đây là hình thức tập luyện phù hợp nhất và giúp tăng sức mạnh cơ đồng thời giảm bệnh tật. Tuy nhiên, vị trí của yên xe và tay lái rất quan trọng. 
Yên xe nên được điều chỉnh sao cho khi duỗi gối hết mức, gối gập 1 góc từ 0 - 15 độ. Nên gắn thêm đồng hồ theo dõi tốc độ. Nên chọn xe có yên ngồi thoải mái, đồng thời có thể dễ dàng điều chỉnh yên xe và tay lái.
Đi bộ: An toàn cho hầu hết bệnh nhân, dễ thực hiện, không tốn chi phí. Cải thiện sức khỏe, giảm đau và chống trầm cảm. Nhưng không phù hợp với thoái hóa khớp nặng ở các vị trí hông, gối và mắt cá chân.
Đi bộ với gậy: Phương pháp này cũng giúp cải thiện nhanh hơn so với đi bộ không có gậy. Cũng có hiệu quả cho các bệnh lý ở cổ và lưng. Cần chú ý: Lựa chọn độ dài gậy thích hợp để hãm tốt và chuyển động theo kiểu con lắc một cách thoải mái, giúp không làm đau vai. Gậy nên cao hơn 1m trên khuỷu tay khi đứng thẳng với cánh tay xuôi dọc theo cơ thể. Chọn gậy có thể điều chỉnh được độ dài.
Chạy bộ: Chưa đủ bằng chứng khoa học trên bệnh nhân thoái hóa khớp. Có thể gây chấn thương do quá tải tại khớp. Các thay đổi về tình trạng cơ học như trong thoái hóa khớp sẽ dẫn đến tăng nguy cơ chấn thương và tạo lực tải cao cho khớp hông, khớp gối và khớp cổ chân.
Ngoài ra, dùng máy chạy bộ hoặc chạy bộ dưới nước có tải trọng lên khớp gối và bàn chân.
Bơi lội và các môn thể thao dưới nước: sẽ rất ít áp lực lên các khớp.
Khiêu vũ: Các nghiên cứu cho thấy khiêu vũ có tác dụng cải thiện sức khỏe và tăng khả năng vận động cũng như giảm đau, giảm bệnh và chống trầm cảm nhưng có thể gây tải trọng lớn cho khớp. Nguy cơ chấn thương cao. Không phù hợp với thoái hóa khớp nặng ở các vị trí hông, gối và mắt cá chân.
Leo cầu thang và máy tập nâng bước: Hoạt động chức năng, tương tự như đi bộ lên cầu thang. Nhiều tài liệu cho thấy, bệnh nhân trẻ có tổn thương khớp gối tập với máy tập nâng bước cũng có hiệu quả tốt.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thói quen nhỏ dễ khiến bạn bị bệnh xương khớp


nhung-thoi-quen-nho-gay-hai-xuong-khop
Quỳ lau nhà có hại cho cột sống. Ảnh: Health.
Theo Beijing, rất nhiều người không biết những động tác nhỏ thường ngày có thể là nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ thoái hóa của xương khớp. Do vậy chỉ cần chú ý một chút có thể giảm bớt những thương tổn về xương khớp. BS Đỗ Tâm Như, Trưởng khoa Xương khớp, Bệnh viện Triều Dương ở Bắc Kinh, Trung Quốc, cho biết có một số động tác hàng ngày làm tổn thương xương khớp, cần phải tránh như:
Lên xuống cầu thang với tốc độ nhanh
Đầu gối là nơi dễ bị tổn thương nhất. Khi lên cầu thang, khớp xương đầu gối phải chịu một lực tác động gấp 4,8 lần trọng lượng cơ thể, còn khi xuống cầu thang, lực này gấp 6-7 lần, vì vậy rất dễ gây ra áp lực cho xương bánh chè. Thói quen này lặp lại lâu ngày sẽ khiến xương sụn bị đau nhức. Trong đời sống hằng ngày, nên cố gắng lên xuống cầu thang chậm rãi, hãy sử dụng tay vịn, người già có thể dùng gậy để giảm bớt áp lực của cơ thể.
Quỳ xuống lau nhà
Khi quỳ lau nhà, áp lực của xương bánh chè sẽ dồn lên xương đùi, xương sụn giữa 2 mảnh xương sẽ đè trực tiếp lên sàn nhà. Nếu quỳ quá lâu, khi đứng dậy sẽ không thể duỗi thẳng đầu gối, thậm chí không đứng được. Do đó hãy cố gắng đừng quỳ xuống lau nhà, trong trường hợp bất khả kháng nên lót một tấm nệm mềm dưới đầu gối. Không được quỳ quá lâu, tốt nhất là cứ 10-20 phút nghỉ một lần, như vậy có thể đảm báo máu huyết lưu thông đủ nuôi xương khớp.
Ngồi bắt chéo chân 
Nhiều người thích bắt chéo chân khi ngồi ghế hoặc ngồi xếp bằng chân trên sàn nhà. Một số bạn trẻ còn có thói quen ngồi xếp bằng chân trên giường mở laptop để xem phim, đọc báo trong thời gian dài. Các nhà nghiên cứu cho rằng khi ngồi bắt chéo chân hoặc xếp bằng, bạn đã vô tình dồn áp lực lên dây thần kinh mác chung phía dưới đầu gối. 
Nếu duy trì tư thế ấy lâu, lượng máu bị tích tụ tại có thể gây nên hiện tượng mất khả năng nhấc mũi chân hay ngón chân và tê cứng cổ chân tạm thời. Do vậy tốt nhất không nên ngồi bắt chéo chân, những người có thói quen ngồi xếp bàn thì chỉ nên co một chân lại, tránh tạo lực đè xuống chân.
Làm việc nhiều khiến tay quá mỏi
Các bà nội trợ làm việc nhà tuy không quá vất vả, nhưng do thường xuyên rửa chén, lau nhà nên khớp xương cánh tay rất đau nhức, cộng thêm việc tiếp xúc với nước lạnh càng tăng nguy cơ viêm xương khớp. 
Các chuyên gia khuyến cáo, làm việc quá tải sẽ khiến cho xương cổ tay và khuỷu tay bị viêm. Vì vậy phải chú ý vừa làm vừa nghỉ, tốt nhất nên giặt đồ, rửa chén bằng nước ấm để bảo vệ xương khớp.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408