Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Ðau vùng quanh vai, không thể coi thường

Đau vùng quanh vai do nhiều nguyên nhân gây nên. Bệnh nhân khi có biểu hiện đau ở khớp vai thường nghĩ mắc các bệnh thông thường và đến bệnh viện khi cơn đau nặng hơn

Trên thực tế đã có nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng không cử động được do hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai.
Nguyên nhân do đâu?
Các nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đau vùng quanh vai có thể là các biểu hiện chèn ép thần kinh vùng cột sống cổ, các tổn thương trực tiếp của khớp vai như thoái hóa khớp vai hay hoại tử chỏm xương cánh tay vô khuẩn, hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai. Trong đó, hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai là nguyên nhân tương đối thường gặp, đặc biệt ở bệnh nhân tuổi trung niên.
Hội chứng này là tình trạng khoang giữa mỏm cùng vai và các gân cơ chóp xoay bị thu hẹp, tình trạng này dẫn đến các bệnh lý vùng vai như viêm túi hoạt dịch, viêm gân, viêm khớp và tổn thương gân cơ chóp xoay.
Đau vùng quanh vai là triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây nên.
Đau vùng quanh vai là triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây nên
Cảnh giác với đau khớp vai khi dang tay
Các động tác của khớp vai, đặc biệt là động tác đưa tay quá đầu được thực hiện bởi 2 nhóm cơ chính là delta và nhóm các cơ chóp xoay (gồm có 4 cơ là trên gai, dưới gai, dưới vai và tròn bé). Nhóm các cơ chóp xoay hợp với nhau tạo thành một gân rất chắc bám vào đầu trên xương cánh tay gọi là gân cơ chóp xoay.
Khi thực hiện động tác dang cánh tay quá đầu, các cơ này trượt trong khoang dưới mỏm cùng vai. Khoang này nằm dưới mỏm cùng vai, trong khoang có gân chóp xoay và các túi hoạt dịch có tác dụng bôi trơn khi gân cơ chóp xoay di chuyển.
Khi khoang này bị hẹp lại, thường do nguyên nhân thoái hóa hoặc chấn thương, gân cơ chóp xoay và các túi hoạt dịch bị chèn ép, từ đó sẽ dẫn đến viêm túi hoạt dịch, viêm gân chóp xoay. Nặng hơn sẽ dẫn đến rách chóp xoay.
Các nguyên nhân dẫn đến hẹp khoang dưới mỏm cùng vai có thể là chấn thương, hoặc có các động tác lặp đi lặp lại (thường gặp ở những người chơi các môn thể thao phải đưa tay quá đầu hoặc người lao động thường xuyên phải có các động tác dang tay quá đầu).
Một nguyên nhân khác cũng tương đối thường gặp là sự hình thành các chồi xương trong tổn thương của bệnh lý thoái hóa.
Chẩn đoán thế nào?
Khi nghi ngờ hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, nghề nghiệp... nhằm tìm hiểu tính chất của cơn đau. Các động tác thăm khám nhằm tìm ra dấu hiệu của hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai cũng như có hay không tình trạng viêm gân, viêm túi hoạt dịch, viêm khớp hay rách chóp xoay đi kèm.
Chụp X-quang khớp vai là cần thiết để tìm các dấu hiệu bất thường của cấu trúc xương hay viêm khớp. Một số người có tình trạng mỏm cùng hạ thấp hơn so với bình thường làm hẹp khoang dưới mỏm cùng được xác định trên Xquang. Gai xương nếu có cũng sẽ thấy rõ trên Xquang.
Chụp MRI được chỉ định khi nghi ngờ có tổn thương rách chóp xoay, viêm gân hay bệnh lý ở sụn viền. Đôi khi siêu âm vùng vai cũng cho thấy được hình ảnh rách chóp xoay.
Một nghiệm pháp được sử dụng nhằm loại trừ các bệnh lý ở vùng cổ gây đau ở khớp vai: Tiêm một lượng thuốc tê nhất định vào khoang dưới mỏm cùng, nếu bệnh nhân đỡ đau ngay thì nguyên nhân gây đau vai là do hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai.
Phát hiện sớm phòng tránh tổn thương
Hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai thường gặp ở bệnh nhân tuổi trung niên và quan trọng hơn là có thể điều trị có hiệu quả nếu phát hiện sớm ở giai đoạn đầu khi chưa dẫn đến các bệnh lý vùng vai như viêm túi hoạt dịch, viêm gân, viêm khớp và tổn thương gân cơ chóp xoay.
Khi ở giai đoạn đầu điều trị sẽ là giảm đau, kháng viêm. Các phương pháp thường sử dụng là nghỉ ngơi, chườm đá phối hợp với thuốc kháng viêm như aspirin, naproxen, diclofenac... Bác sĩ sẽ theo dõi đáp ứng của bệnh nhân, trong một số trường hợp có thể sử dụng các phương pháp như siêu âm, chiếu tia hồng ngoại để tăng cường lượng máu tới các mô ở khớp vai.
Khi bệnh nhân đỡ đau sẽ tiến hành các bài tập vật lý trị liệu. Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể tiêm steroid trực tiếp vào khoang dưới mỏm cùng. Tuy nhiên, steroid có thể gây đứt gân cũng như các tác dụng phụ về lâu dài nên nó không phải là phương pháp điều trị lâu dài cho hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai cũng như các bệnh lý khác ở vùng vai.
Phẫu thuật được chỉ định khi không có cải thiện sau 6 tháng đến 1 năm điều trị bảo tồn. Có hai phương pháp hiện đang được sử dụng là mổ mở và mổ nội soi, cả hai phương pháp đều có thể sửa chữa các tổn thương và làm giảm áp lực đè ép lên túi hoạt dịch và chóp xoay.
Ngày nay, phẫu thuật với kỹ thuật nội soi phổ biến hơn do những ưu việt trong việc cải thiện các triệu chứng đau và tính thẩm mỹ. Mục tiêu của phẫu thuật là nhằm làm rộng khoảng cách giữa mỏm cùng và gân chóp xoay bằng cách làm sạch các tổn thương thoái hóa, các chồi xương và một phần của mỏm cùng vai. Nếu có tổn thương rách chóp xoay có thể sẽ được phục hồi đồng thời. Sau mổ cánh tay sẽ được treo hay mang nẹp để bất động.
Hầu hết các trường hợp sẽ được tập vật lý trị liệu nhằm tránh cứng khớp, hạn chế phù nề sau mổ. Chườm lạnh sau mổ giúp co mạch máu làm hạn chế phản ứng viêm đau sau mổ. Giai đoạn sau là tập mạnh gân cơ chóp xoay. Cần tập phục hồi chức năng theo sự hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
Lời khuyên của bác sĩ
Điều trị phục hồi chức năng đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ trong các trường hợp không phẫu thuật mà ngay cả trong trường hợp sau phẫu thuật.
Phục hồi chức năng nhằm mục đích tránh teo cơ và cứng khớp, đồng thời phục hồi sức mạnh của các cơ sau một thời gian bị bệnh đã kém đi. Đối với phục hồi chức năng khớp vai, quá trình này sẽ diễn ra rất chậm, bắt đầu là những bài tập vận động thụ động kéo dài trong vài tuần, sau đó mới là những bài tập chủ động.
Quá trình tập này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng tùy theo việc có thực hiện phẫu thuật tạo hình lại gân chóp xoay hay không. Trong một số trường hợp, tổn thương của chóp xoay lớn hoặc là diễn biến đã lâu, tình trạng cơ yếu kéo dài, việc phục hồi chức năng có thể chỉ cải thiện một phần, đôi khi bệnh nhân phải tập để thay đổi thói quen sử dụng cánh tay bị tổn thương.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Sai lầm khi nghĩ bẻ khớp tay gây viêm khớp

Khoảng 25-54% dân số thế giới bẻ khớp tay nhiều lần trong ngày và đây thường bị coi là thói quen xấu, dẫn đến đau nhức và viêm khớp sau này. Tuy vậy, theo MSN, quan niệm trên hoàn toàn sai lầm vì không hề có bằng chứng khoa học.
sai-lam-khi-nghi-be-khop-tay-gay-viem-khop
Ảnh: spectrumhealth.org
Khi bẻ khớp tay, tiếng "rắc" mà bạn nghe thấy thực chất là do các bong bóng nhỏ trong hoạt dịch bị nổ. Hoạt dịch là chất lỏng có tác dụng bôi trơn vùng tiếp xúc giữa các khớp xương và giảm ma sát để hỗ trợ chuyển động của cơ thể. 
Bẻ khớp tay mang lại cảm giác dễ chịu bởi khớp được kéo căng, kích thích dây thần kinh trong ngón tay. Bạn sẽ phải chờ 15-30 phút mới bẻ lại được khớp bởi các bong bóng và hoạt dịch cần thời gian để trở lại như cũ.
Nhiều công trình đã chứng minh không có mối liên hệ giữa bẻ khớp tay và viêm khớp, đáng chú ý là nghiên cứu được đăng trên tờ Journal of the American Board of Family Medicine năm 2010. Trong 215 tình nguyện viên tuổi từ 50 đến 89 được theo dõi, tỷ lệ người bẻ khớp tay và không bẻ khớp tay bị viêm khớp lần lượt là 18% và 21.5%. Như vậy không đủ cơ sở để kết luận nguyên nhân của viêm khớp là thói quen bẻ khớp tay. 
Một nghiên cứu thú vị khác do tiến sĩ Donald Unger (Mỹ) lấy cảm hứng từ chính bản thân và gia đình. Ông dùng tay phải bẻ khớp tay trái ít nhất 2 lần mỗi ngày nhưng sau 60 năm, bàn tay trái của tiến sĩ không hề có dấu hiệu viêm khớp.
Tuy vậy, các chuyên gia khuyên bạn không nên bẻ quá nhiều lần vì có thể làm to ngón tay hoặc giảm sức cầm nắm.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Không hẳn phải bia mới gout!

Bệnh gout đã từ lâu chiếm hữu vị trí ngon lành trong bảng top ten của các căn bệnh phổ biến ở xứ mình. Bệnh nhân thì nhiều nhưng số người hiểu đúng về bệnh gout vẫn là số ít.

BS Lương Lễ Hoàng thường xuyên tổ chức những đợt tầm soát bệnh goutmiễn phí ở TPHCM.

Bệnh già không bỏ, nhỏ không tha
Nếu theo định nghĩa kinh điển thì bệnh gout là bệnh ở xứ lạnh, ở nam giới cao tuổi, ở người mạnh miệng với rượu thịt. Nhưng tại sao bác sĩ lại nhiều lần báo động về nguy hại của căn bệnh này trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở xứ mình?


BS Lương Lễ Hoàng: Vì tỉ lệ bệnh gout ở xứ mình đã từ lâu vượt xa con số báo động trong báo cáo y học của các xứ khác, vì định nghĩa kinh điển về bệnh gout không còn chính xác. Thống kê cho thấy đàn bà không nhậu nhẹt cũng mắc bệnh, thậm chí nhà tu ăn chay trường cũng kêu trời không thấu vì đau khớp. Nói cách khác, bệnh gout đúng là già không bỏ, nhỏ không tha.

Với phương tiện chẩn đoán hiện nay có phức tạp lắm không để phát hiện bệnh gout? Nếu không quá khó tại sao nhiều người mắc bệnh nhưng không biết?
Đúng là tương đối đơn giản để phát hiện bệnh gout nhờ xét nghiệm acid uric trong máu cũng như qua triệu chứng lâm sàng. Bệnh dù vậy vẫn phát tán ở nước mình vì thiếu mô hình tầm soát đại trà, vì thiếu thầy thuốc cho xét nghiệm acid uric dù bệnh nhân đến khám vì lý do khác và vì nhiều bệnh nhân đã đau khớp nhiều lần nhưng vẫn né tránh việc khám bệnh vì thà bệnh nhưng không bỏ… nhậu!

Hình minh họa
Hình minh họa

Khó có chuyện trị “chắc ăn như bắp”


Nếu nhiều người kiêng cữ rượu thịt sau khi phát hiện bệnh gout với ngón chân cái sưng đỏ hơn tôm luộc nhưng mới nhịn được vài ngày thì lên cơn đau tá hỏa, thậm chí phải vào cấp cứu. Xin cho biết tại sao lại có chuyện tréo ngoe như thế?


Giảm rượu bia, thịt mỡ sau khi biết bệnh là điều tất nhiên phải làm nhưng quẹo cua quá gắt dễ lạc tay lái. Kiêng cữ quá đột ngột là lý do khiến cơ thể phản ứng sai lệch theo kiểu tự phá hủy chất đạm. Hậu quả là acid uric càng tăng cao trong máu. Đây là trường hợp rất phổ biến do “mama tổng quản” can thiệp quá mạnh tay vào chế độ kiêng cữ của người bệnh khiến bệnh nhân trở thành nạn nhân oan uổng!

Nhiều bệnh nhân đã được điều trị cả chục đợt. Bệnh tuy lần nào cũng thuyên giảm nhưng không được mấy tuần thì lại tái phát. Có cách nào trị dứt bệnh này, thưa bác sĩ?


Đây là nỗi trăn trở của nhiều người bệnh, kể cả thầy thuốc vì khó tránh áy náy khi chữa hoài không xong. Hạ acid uric trong máu khác xa lành bệnh. Giảm đau khớp cũng không đồng nghĩa với trị bệnh gout. 

Do đó dù theo Đông hay Tây y cũng thế, tất cả quảng cáo mang nội dung hứa hẹn theo kiểu chắc ăn như bắp đều không đáng tin. Viên thuốc có khéo cách mấy thì người bệnh cũng phải xem lại nếp sinh hoạt để phát hiện yếu tố khiến bệnh tái phát. Lành bệnh hay không, sau khi điều trị ổn định, tùy thuộc vào tri thức và ý thức của người bệnh.

Những món ăn nên kiêng

Kẹt một nỗi cho không ít bệnh nhân là họ không hề nhậu nhẹt! Đã vậy, lượng acid uric trong máu lại tiếp tục tăng cao mặc dầu người bệnh uống thuốc đúng y trong toa. Xin cho biết nên kiêng món gì trong bệnh gout vì lẽ nào uống thuốc đủ, không một giọt rượu bia mà vẫn không xong?


Nhiều người không nhậu nhẹt nhưng vẫn bị tăng acid uric mà không ngờ vì nhiều lý do khác, thí dụ:

- Có bệnh phá huyết, nhu sốt rét, chưa được chữa trị đến nơi đến chốn.

- Rối loạn biến dưỡng vì kiêng khem thái quá, hay chay trường đơn điệu.

- Có bệnh trên đường tiết niệu như viêm bàng quang, phì đại tiền liệt tuyến không điều trị rốt ráo.

- Dùng quá thường các món ăn làm tăng acid uric như bạc hà, rau dền, cá mòi, cá nục, da gà, lòng heo…

Nhiều người đang khổ vì đau khớp vai, khớp gối… chữa hoài không khỏi. Thầy thuốc sau khi xét nghiệm máu đã khẳng định là bệnh gout. Tại sao lại thế khi nghe nói bệnh gout chỉ tấn công ngón tay, ngón chân. Đã vậy bác sĩ còn dọa là coi chừng sỏi thận nếu không chữa bệnh đến nơi đến chốn. Xin cho biết bệnh gout có liên quan gì với bệnh thận hay không?

Được định nghĩa là bệnh gút khi tinh thể urate kết tủa trong khớp và gây phản ứng viêm tấy. Bệnh thường tấn công các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân nhưng cũng có thể xuất hiện ở khớp lớn như khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp gối… Nhưng đừng quên tăng acid uric trong máu không đồng nghĩa với bệnh gout. 

Có người tăng acid uric nhưng không hề đau khớp. Trái lại, vì tăng acid uric nên nạn nhân dễ mệt mỏi, dị ứng, viêm da, viêm tiền liệt tuyến, sỏi tiết niệu… Sau hết, acid uric thông thường được đào thải qua đường tiểu. 

Nếu gia chủ uống ít nước lại thêm thói quen nín tiểu trong giờ làm việc, nếu nước tiểu quá chua vì gia chủ lạm dụng thuốc giảm đau, sinh tố C thì acid uric có nhiều cơ hội lắng đọng đâu đó trong đường tiết niệu thành sỏi một cách oan uổng! Trong bệnh gout, nói chung thường khi nạn nhân và thủ phạm là “hai trong một”!

Biện pháp phòng, chống gút hàng đầu

Tầm soát định kỳ thay vì đợi nước đến chân mới nhảy, nhất là với đối tượng khó nói không với bia bọt. Bên cạnh đó, đừng quên biện pháp giải độc định kỳ cho cơ thể với dược thảo nhuận gan, lợi mật, lợi tiểu như atiso, râu mèo, râu bắp…, đồng thời chủ động áp dụng chế độ dinh dưỡng với thực phẩm xanh chiếm tối thiểu 60% tổng lượng.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thoái hóa cột sống ở người già và cách chữa


Thoái hóa cột sống (THCS) là một bệnh rất phổ biến, gặp cả ở nam và nữ giới, nhưng đặc biệt hay gặp ở những người cao tuổi. Là tổn thương mạn tính dạng thoái hóa của các thân đốt sống và đĩa đệm nằm giữa các đốt sống cùng các dây chằng cột sống. Nếu để lâu không được chú ý điều trị có thể để lại các biến chứng đáng tiếc như đau, yếu, tê bì tứ chi, teo cơ, đi lại khó khăn hoặc liệt các chi không vận động được.
Đoạn cột sống hay bị thoái hóa nhất là cột sống cổ và cột sống thắt lưng - là những vùng linh hoạt nhất của cột sống, nhưng hay phải chịu tải trọng và phải hoạt động nhiều nhất. Đĩa đệm nằm giữa hai thân đốt sống bị tổn thương đầu tiên. 
Từ độ tuổi ngoài 30, đĩa đệm bắt đầu bị thoái hóa, nhân nhày sẽ bị mất nước, vòng sợi bao quanh nhân nhày bị rách, đĩa đệm bị thoát vị, xẹp xuống, có thể thoát vị ra phía sau thân đốt sống, gây chèn ép thần kinh, gây đau và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đi lại cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Mâm đốt sống bị xơ, rìa mâm sống mọc ra các gai xương. 
Cơ cạnh cột sống cũng bị co cứng, dây chằng cạnh cột sống cũng bị co kéo quá mức, làm cho cột sống bị biến dạng, thường bị vẹo về một phía.
Thoái hóa cột sống ở người già và cách chữa 1Tình trạng cột sống và tiến trình thoái hóa
Nguyên nhân THCS
Nguyên nhân chính THCS là do tuổi tác; ngoài ra còn do chấn thương như sau ngã, tai nạn và do nghề nghiệp phải sử dụng nhiều cột sống như mang vác, bưng bê, nhấc xách các đồ vật; do thiếu dinh dưỡng hoặc một số bệnh cột sống mắc phải như viêm đốt sống đĩa đệm, đau thần kinh tọa, dị dạng cột sống... Ngoài ra, những người bị béo phì, đái tháo đường, suy giáp, cường cận giáp, gút cũng dễ mắc THCS sớm. 
Một số yếu tố khiến quá trình thoái hóa khớp xảy ra nhanh hơn là di truyền (bố mẹ có người bị thoái hóa khớp); dinh dưỡng (ăn uống không chất dinh dưỡng để xây dựng khung xương khớp hoàn chỉnh); lao động nặng nhọc từ bé, mang vác vật nặng, tập các loại thể thao nặng làm tăng tải trọng lên khớp và làm cho khớp bị thoái hóa sớm; ít vận động kéo dài như đứng quá lâu, ngồi quá nhiều hoặc luôn phải làm việc ở một tư thế gò bó cũng là yếu tố nguy cơ gây THCS.
Biểu hiện của THCS
Đối với thoái hóa cột sống thắt lưng, có 3 thể lâm sàng tùy thuộc vào mức độ tổn thương của đĩa đệm:
Thể thứ nhất là đau lưng cấp tính. Đau xuất hiện sau một động tác mạnh, đột ngột và trái tư thế. Bệnh nhân có tư thế chống đau như lom khom, vẹo cột sống. Đau có thể khỏi dần sau 1 - 2 tuần.
Thể thứ hai là đau thắt lưng mạn tính, thường đau âm ỉ vùng thắt lưng, hay bị tái phát do đĩa đệm thoái hóa nhiều, sức đàn hồi của đĩa đệm kém, giảm khả năng chịu lực, có phần lồi ra phía sau kích thích các nhánh thần kinh.
Thể thứ ba là đau thắt lưng kết hợp với đau thần kinh tọa một hay hai bên. Người bệnh đau cột sống thắt lưng, lan xuống mông, mặt sau ngoài đùi, khoeo, cẳng chân, có thể lan xuống tận gót chân hay các ngón chân. Nếu bị thoái hóa cột sống cổ thì đau chủ yếu ở vùng cổ gáy. 
Đau có thể lan lên phía sau đầu hay thậm chí đau phía hốc mắt (bệnh nhân có thể thấy nuốt khó, thường được hay chẩn đoán nhầm là loạn cảm họng). Khi có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh cánh tay thì thấy đau cột sống cổ lan xuống vai, tay. 
Nếu để lâu không được chú ý điều trị có thể để lại các biến chứng đáng tiếc như đau, yếu, tê bì, teo cơ tay, do tổn thương các rễ thần kinh cổ chi phối cánh tay. Một số bệnh nhân có thể bị liệt khi bị chèn ép tủy cổ. Cảm giác khó chịu khiến bệnh nhân mất ăn mất ngủ, gầy sút và có tâm lý buồn chán, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc. 
Thoái hóa cột sống ở người già và cách chữa 2Thoái hóa cột sống gây gù lưng và đi lại khó khăn ở người cao tuổi
Cần làm gì khi bị THCS?
Khi đau thắt lưng cấp, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại giường trong vài ngày, dùng các thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc kháng viêm non - steroid như ibuprofen, celebrex, thuốc tăng cường sụn khớp như glucosamin sulfat... (uống thuốc sau khi ăn và uống với nhiều nước để tránh tác dụng phụ trên đường tiêu hóa). 
Có thể xoa bóp, bấm huyệt nhẹ nhàng vùng cột sống bị tổn thương kết hợp vật lý trị liệu như đắp paraffin, hồng ngoại, túi chườm... Khi đi lại, cần sử dụng dụng cụ hỗ trợ như gậy, khung chống, đai lưng. 
Khi đau nhiều mà chưa có điều kiện đi khám bác sĩ thì nên nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động nặng, xoa bóp, dùng kem bôi thuốc kháng viêm non-steroid hoặc uống thuốc giảm đau như paracetamol. Khi cơn đau đã giảm, có thể tập thể dục nhẹ nhàng. 
Khi đi khám bác sĩ và đã có chỉ định điều trị thì nên kiên trì và chịu khó uống thuốc. Người bệnh cần xác định đây là bệnh mạn tính và phải điều trị lâu dài.
Hạn chế các hậu quả của bệnh THCS
Cần phòng bệnh THCS ngay từ khi còn nhỏ. Ăn nhiều thức ăn giàu các chất chống oxy hóa như vitamin C và E có nhiều trong các loại rau, quả. Người cao tuổi nên uống bổ sung vitamin D và canxi hằng ngày để cột sống chắc khỏe. Luôn giữ tư thế đúng ngay cả khi nằm ngủ, ngồi, đứng.
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp cho sụn khớp phát triển. Để dự phòng THCS thắt lưng, có thể tập một số động tác các cơ vùng thắt lưng như tập nghiêng xương chậu, tập cơ bụng, tập khối cơ cạnh sống. Có thể đi bộ, tập thái cực quyền, khi ngủ không nên kê gối quá cao. Khi đã bị thoái hóa cột sống thì tốt nhất là tuân thủ các chế độ điều trị do bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Cách điều trị đau nhức xương khớp ngày gió mùa

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp trong đó chủ yếu do tuổi tác: Tuổi càng cao, khớp xương càng lão hóa. Do bệnh tật, viêm nhiễm dẫn đến tình trạng thoái hóa nhanh chóng, xảy ra sau viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do nhiễm khuẩn (do vi khuẩn lao, vi khuẩn mycoplasma, vi khuẩn lậu…).
Chấn thương vùng xương khớp như: tai nạn lao động, tai nạn trong chơi thể thao, té ngã. Thiếu hụt canxi gây loãng xương cũng làm đau nhức khớp.
Do thừa cân, béo phì: trọng lực của cơ thể có tác động mạnh vào xương, khớp xương gây đau. Ngoài ra, làm việc quá sức, lao động nặng kéo dài, nằm ngủ sai tư thế cũng làm ảnh hưởng đến quá trình phát bệnh đau nhức khớp xương.
cách điều trị đau nhức xương khớpCó thể giảm đau bằng cách chườm ấm trong điều trị thấp khớp
Một nguyên nhân gây tái phát và tăng các cơn đau xương khớp là thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể làm cho mạch máu co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, do đó các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích, gây nên đau nhức.
Những điều nên làm khi có biểu hiện đau nhức xương khớp
Khi có biểu hiện đau nhức xương khớp, người bệnh cần xử trí như sau:
Đi khám chuyên khoa cơ xương khớp càng sớm càng tốt để các bác sĩ xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả. Không tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà có thể gây nhiều tác dụng phụ. Bên cạnh đó nếu dùng thuốc không đúng sẽ làm bệnh nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
Người bị đau xương khớp nên ăn rau quả như cam, cà chua và đi bộ hàng ngày phòng tránh đau khớp. Có thể giảm đau bằng cách chườm ấm bằng khăn thấm nước nóng vùng khớp (nếu có điều kiện thì ngâm trong bồn tắm có nước ấm để cho người ấm lên, sau đó lau người khô và mặc quần áo). Hoặc xoa, bóp nhẹ nhàng vào khớp làm cho nóng lên.
Nếu thấy có hiện tượng cứng khớp thì cần tập co, duỗi (khớp gối, cổ chân), mát-xa cho mạch máu lưu thông, làm cho các bắp thịt quanh khớp xương giãn ra, làm giảm cơn đau nhức.
Một số bài thuốc từ các nguyên liệu có trong nhà bạn được lưu truyền trong dân gian bạn có thể áp dụng để chữa bệnh.
Lá xương sông: Giã nát, vào nóng rồi đắp lên vùng khớp đau.
Rau cần: Giã nát, vắt lấy nước, cho thêm ít đường trắng đun sôi, uống thay trà. Trà này trị chứng phong thấp, khớp tay chân sưng.
Bắp cải: Ép nước bắp cải sống, bã đắp vào chỗ khớp bị viêm, hoặc hơ nóng áp lên chỗ viêm sưng rất hữu hiệu.
Ngải cứu trắng nướng nóng: Rửa sạch, cho muối vào rồi ướng nóng lên, sau đó đắp vào vùng khớp bị đau. Khi thấy đau, đắp ngải cứu muối sẽ giúp giảm đau; bạn cũng có thể chườm nóng hằng ngày để phòng bệnh.
Đu đủ: Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g, hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ một chén nước, đun nhỏ lửa. Khi thấy mễ nhân mềm cho vào ít đường trắng. Dùng một thời gian sẽ đỡ.
Trà xanh: Các chuyên gia thuộc Đại học Michigan (Hoa Kỳ)đã chỉ ra rằng trong trà xanh có chứa chất epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có tác dụng làm giảm quá trình sưng viêm, nguyên nhân đầu tiên gây nên chứng viêm khớp mãn tính. Vì vậy, bạn nên hình thành thói quen lành mạnh uống từ 3-4 tách trà /ngày để “thanh lọc” cơ thể hiệu quả chống lại cơn đau do viêm khớp.
Lá lốt: Ăn 50- 100g lá lốt mỗi ngày có thể cải thiện đau nhức khớp. Ngoài ra, bạn còn có thế áp dụng bài thuốc: 5-10 g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống ấm trong ngày, uống sau bữa tối. Uống trong 10 ngày.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Đi giày sai cách - tổn thương kéo dài

Theo Daily Mail, phụ nữ đi giày cao gót hơn 5 ngày mỗi tuần có bắp chân phát triển hơn 13% so với những người khác. Họ cũng có nguy cơ tổn hại gót chân, khớp cổ chân và mắt cá chân nhiều hơn. Người ta thống kê một số nguy cơ tổn thương chân và các khớp khi phụ nữ sử dụng những loại giày phổ biến như sau:
Đi giày sai cách - tổn thương kéo dài
Giày mũi nhọn khiến các ngón chân bị bó buộc
Giày mũi nhọn là lựa chọn của nhiều quý cô công sở.Tuy nhiên chiếc mũi nhọn thanh lịch có thể tổn hại cái ngón chân. Mang giày mũi nhọn thường xuyên khiến các đầu ngón chân bị bó buộc, biến dạng. Thậm chí, một số trường hợp có thể bị bầm tím ngón chân. Thông thường, các quý cô có thể chịu đựng đôi giày mũi nhọn vài giờ nhưng cũng nhiều trường hợp không thể chịu đựng quá nửa giờ.
Lời khuyên: Lựa chọn đôi giày phù hợp với kích cỡ chân và hạn chế mang giày tối đa. Khi di chuyển trong nhà hoặc nơi công sở, hãy thay thế giày mũi nhọn bằng một đôi dép thoải mái để các ngón chân được thư giãn.
Đi giày sai cách - tổn thương kéo dài
Gót chân có thể bị phồng rộp do cọ xát quá nhiều
Giày búp bê: Loại giày đế thấp, mũi tròn là lựa chọn hàng ngày của nhiều phụ nữ. Tuy nhiên chất liệu của giày thường là da cứng. Khi bạn mang giày và đi lại nhiều, lớp da cứng có thể cọ xát khiến phần gót chân bị phồng rộp. Sự tổn thương này có thể trở thành sẹo lồi vĩnh viễn và cần tiểu phẫu để cắt bỏ.
Lời khuyên: Sử dụng miếng lót giày hoặc băng dán vết thương để bảo vệ phần gót chân tiếp xúc với giày.
Đi giày sai cách - tổn thương kéo dài
Bạn nên chọn giày đế cao làm từ chất liệu nhẹ
Giày đế cao: Loại giày đế cao và dày giúp phụ nữ có thể cải thiện chiều và dáng nhưng cơ thể vẫn giữ cân bằng trên một tảng phẳng. Bạn có thể cảm thấy an toàn hơn khi sử dụng những đôi giày đế cao. Nhưng các chuyên gia cho rằng, việc di chuyển trên nhưng đế giày nặng có thể tổn hại các khớp xương. Đế giày to và nặng khiến các cơ chân phải căng cứng để có thể di chuyển.
Lời khuyên: Bạn nên chọn loại giày đế cao được làm từ chất liệu nhẹ và chắc chắn. Không nên sử dụng quá thường xuyên loại giày này, đặc biệt là những dịp cần di chuyển nhiều.
Đi giày sai cách - tổn thương kéo dài
Trẹo chân, bong gân là vấn đề thường gặp khi đi giày gót nhọn
Giày gót nhọn: Những đôi giày gót nhọn là vũ khí tôn dáng của các cô nàng. Cấu tạo gót nhọn, mảnh khiến việc di chuyển gây áp lực lên khớp cổ chân. Bạn có thể dễ dàng trẹo chân, bong gân và tổn hại mắt cá chân. Mỗi khi bạn đi giày gót nhọn, các khớp chân sẽ phải chịu thêm 1/4 trọng lượng cơ thể, gia tăng áp lực lên gót chân.
Lời khuyên: Nếu bạn đi giày cao gót, hãy đảm bảo thế đứng. Luôn luôn bước đi một cách chắc chắn và sử dụng miếng lót giày để bảo vệ bàn chân.
Đi giày sai cách - tổn thương kéo dài
Chọn giày flat chất liệu mềm để giảm cọ xát với bàn chân
Giày flat có thể không tốt cho bàn chân và dáng đi của bạn. Cấu tạo vòm không đủ giữ cố định bàn chân trong giày. Các cơ ở bàn chân cần căng ra để giữ đôi giày khi di chuyển. Sự co xát có thể dẫn đến mụn nước, xước da và chai sạn ở gót chân, ngón chân hay mu bàn chân.
Đi giày sai cách - tổn thương kéo dài
Guốc cao gót có thể là nguyên nhân khiến gan bàn chân thường xuyên đau nhức
Guốc cao gót là món đồ thời trang ưa thích của nhiều quý cô bởi nó khiến họ cảm thấy chân dài hơn, tôn dáng hơn. Tuy nhiên, do cấu tạo không có quai hậu hỗ trợ, đôi guốc cáo gót khiến người sử dụng phải ghì các đầu ngón chân để giữ và bước đi. Hậu quả có thể là những vết chai sạn, bầm tím .
Lời khuyên: Phụ nữ nên lựa chọn đôi giày với độ cao phù hợp và thoải mái khi sử dụng. Thường xuyên sử dụng kem dưỡng da chân cường độ cao, massage chân hàng ngày để giảm tổn thương khi đi giày cao gót.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Tê mỏi tay lâu ngày coi chừng bị hẹp ống sống cổ do thoái hóa

Bệnh hẹp ống sống cổ do thoái hóa thường gây đau nhức, khó chịu, đôi khi cơn đau biểu hiện giống như mỏi, mơ hồ và không rõ ràng, tê thường gặp ở vùng cẳng tay, bàn tay, các ngón.

Hệnh hẹp ống sống cổ do thoái hóa có nguyên nhân từ tình trạng cốt hóa dây chằng dọc sau (OPLL - Osscification of Posterior Longituidinal Ligament). Do ảnh hưởng của quá trình lão hóa, dây chằng dọc sau hóa xương và phì đại làm hẹp lòng ống sống một đoạn dài.
te-moi-tay-thuong-xuyen-coi-chung-bi-hep-song-song-co-do-thoai-hoa
Trong phẫu thuật điều trị hẹp ống sống cổ do thoái hóa, bác sĩ sẽ mở rộng ống sống, tạo không gian thoáng hơn cho tủy sống, giải phóng tình trạng chèn ép
Hẹp ống sống cổ do thoái hóa là bệnh mắc phải, không do bẩm sinh. Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị hẹp ống sống cổ bẩm sinh. Qua quá trình lão hóa, các thành phần trong ống sống như dây chằng vàng, dây chằng dọc sau phì đại lên và hóa xương, làm cho khoảng không gian của ống sống cổ vốn đã hẹp càng trở nên chật chội hơn và chèn ép vào tủy. Ở người bình thường ống sống không bị hẹp thì những cấu trúc thoái hóa phải phì đại rất lớn mới đủ sức gây ra hậu quả như thế.
Dây chằng dọc sau nằm ở phía sau của thân đốt sống, trước tủy sống. Dây chằng này trải dài từ đầu cột sống (nơi tiếp giáp với xương sọ) đến xương cùng. Người ta không biết nguyên nhân làm cho dây chằng dọc sau bị cốt hóa, thường chỉ xảy ra tại vùng cổ. Theo thống kê, Nhật là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh này cao nhất, một số giả thiết nghi ngờ có liên đến truyền thống ăn cá sống của người dân nước này.
Khi dây chằng dọc sau bị cốt hóa sẽ ngày càng dày thêm, choán hết lòng ống sống, phần cốt hóa dính khá chặt vào màng tủy. Trong một số trường hợp, các mảnh cốt hóa phì đại đâm vào tủy sống gây ra các triệu chứng của thương tổn tủy.
Một trình trạng ít gặp hơn là hẹp ống sống cổ do phì đại dây chằng vàng. Đó là dây chằng nằm ở phía sau tủy sống, kết nối giữa 2 bản sống. Sự phì đại của dây chằng này đôi khi chỉ xảy ra ở một hoặc 2 điểm nhưng lại chèn ép vào các cấu trúc thần kinh, gây ra các triệu chứng tương tự như trên.
Về mặt lâm sàng, một số trường hợp hẹp ống sống cổ do thoái hóa không có triệu chứng, bệnh nhân được phát hiện do tình cờ chụp phim khi bị một bệnh lý khác. Đối với những ca biểu hiện thành triệu chứng được chia thành 2 nhóm: Bệnh lý rễ và bệnh lý tủy.
Ở nhóm bệnh lý rễ biểu hiện nổi bật thường là đau và tê. Đau ở cổ và gáy, thường lan ra vai và xuống tay làm hạn chế vận động của tay khi đưa ra sau (gãi lưng) hoặc lên cao (chải đầu). Đôi khi đau lan ra cả một vùng da đầu. Cảm giác thường gặp là đau nhức nhối, khó chịu, đôi khi biểu hiện giống như mỏi, mơ hồ và không rõ ràng.
Bệnh nhân cũng bị cảm giác tê thường thấy ở vùng cẳng tay, bàn tay và các ngón. Khi các ngón tay tê, người bệnh có cảm giác khác lạ lúccầm nắm các đồ vật thường dùng. Nếu có kèm theo yếu cơ, người bệnh sẽ không cầm nắm chắc được, giảm khả năng viết, cầm đũa hoặc gài nút áo. Ở giai đoạn nặng có thể bị teo một số cơ ở tay.
Ở nhóm bệnh lý tủy có biểu hiện nổi bật là tê và yếu liệt. Tê thường bắt đầu ở vùng thân mình, đặc biệt ở bụng trước, sau đó là 2 chân và 2 tay. Chân thường yếu trước 2 tay làm cho người bệnh hay bị rớt dép hoặc dễ vấp ngã. Nếu bị yếu nhiều, có thể thấy các thớ cơ rung lên mỗi khi chạm tay vào hoặc hoạt động gắng sức. Nếu tình trạng nặng, người bệnh đi lại khó khăn, 2 tay không thể làm việc bình thường được, tiểu khó và thường bị táo bón, cảm thấy thiếu hơi, khó thở.
Lưu ý: Nhiều người có cả biểu hiện của bệnh lý rễ và bệnh lý tủy.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thay khớp ngón tay

Một phụ nữ 60 tuổi vừa được thay khớp ngón tay bằng silicone, có hạn sử dụng trong 10 triệu lần gấp duỗi.


Ngón tay được thay khớp - Ảnh: Hữu Khoa
Bà B.T.T.L, sinh năm 1955, bị đau khớp ngón tay trước đó. Ba tháng trước khi đi khám tại bệnh viện, bà L. bị va chạm mạnh vào khớp ngón tay làm sưng, đau và khó khăn trong việc gấp, duỗi khớp. 
Ngày 21/12, sau khi khám với chẩn đoán: thoái hóa liên đốt gần ngón IV, cứng khớp tay trái; bà L. được các bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình BV Quận Thủ Đức, TP.HCM, chỉ định phẫu thuật thay khớp ngón tay. Ngày 28/12 bà L. xuất viện với tình trạng vết mổ tốt, ngón tay đã bắt đầu gấp, duỗi. Đây là trường hợp đầu tiên được BV Quận Thủ Đức thay khớp ngón tay.
BS Lê Hoàng Văn Hải  - Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình BV Quận Thủ Đức - cho biết: khớp ngón tay giúp bàn tay cầm nắm, gấp duỗi được. Khi khớp bị hư, tay bị cứng, mất các chức năng cầm nắm cũng như khả năng lao động. Nguyên nhân gây ra tình trạng cứng khớp là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các bệnh lý viêm đa khớp dạng thấp… Chỉ định duy nhất là thay khớp.
Việc thay khớp phổ biến là thay khớp háng, khớp gối, khớp vai, tiếp theo sau là khớp vai, cổ chân, ngón tay, khủy… Phần lớn các loại khớp làm bằng chất liệu hợp kim và có thời hạn từ 15 – 20 năm. Riêng bà L, khớp ngón tay được thay bằng chất liệu silicone và có hạn sử dụng trong 10 triệu lần gấp duỗi. 
Trước đây, những bệnh nhân bị thoái hóa khớp ngón tay luôn chủ quan do còn chịu đựng được, ảnh hưởng đến lao động ít hơn so với thoái hóa khớp háng, khớp gối… nên không chịu đi phẫu thuật thay khớp, đến khi khớp hư hẳn  phải hàn khớp, làm khớp cứng lại, mất chức năng cầm nắm, mất thẩm mỹ.
BS Lê Hoàng Văn Hải cũng lưu ý dù kỹ thuật này có ưu điểm lớn là giúp bệnh nhân phục hồi được khả năng lao động và thẩm mỹ tốt nhưng chi phí còn khá cao, chưa được Bảo hiểm y tế chi trả.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Người thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường bị đau cổ gáy, lan ra vai và xuống tay, mệt khi lên xuống cầu thang, 2 chân mỏi rã rời khó điều khiển.

Theo TS.BS Võ Xuân Sơn, thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ nguy hiểm hơn nhiều so với thoát vị tại thắt lưng. Hai bệnh này có cùng nguyên lý sinh bệnh, song tủy sống ở vùng cổ có nhiều trung tâm quan trọng nên khi bị bệnh sẽ rất nguy hiểm.
Thực tế không phải trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nào cũng gây ra bệnh. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học chụp cộng hưởng từ (MRI) cho những tình nguyện viên hoàn toàn khỏe mạnh. Kết quả ghi nhận rất nhiều người trong số đó bị những khối thoát vị đĩa đệm cột sống cổ kích thước lớn nhưng không hề có biểu hiện bệnh.
Bác sĩ Sơn cho biết, để khối thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây ra bệnh, điều kiện đầu tiên là phải có kèm theo hẹp ống sống cổ bẩm sinh. Trường hợp ống sống cổ bị hẹp nhẹ, không có khối thoát vị đĩa đệm, vẫn đủ cho tủy sống và các rễ thần kinh thì không gây ra bệnh. Ngay cả khi có khối thoát vị mà ống sống vẫn còn đủ chỗ cho tủy và các rễ thần kinh chung sống hòa hoãn với nhau thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên khi khối thoát vị gây chèn ép lên tủy sống hoặc rễ thần kinh sẽ sinh bệnh. 
dau-hieu-thoat-vi-dia-dem-cot-song-co
Ảnh bên phải cho thấy nhân nhầy thoát ra tạo thành khối thoát vị chèn ép vào rễ thần kinh gây ra bệnh. 
Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường chia thành hai nhóm:
Nhóm bệnh lý rễ (chèn ép và thương tổn ở ngoại biên)
Bệnh nhân thuộc nhóm này thường có triệu chứng đau và tê. Những cơn đau cổ gáy thường lan ra vai và xuống tay, làm hạn chế vận động của tay khi đưa ra sau (như động tác gãi sau lưng) hoặc lên cao (khi chải đầu). 
Đôi khi đau lan ra cả một vùng da đầu. Cảm giác đau thường là nhức nhối, khó chịu, đôi khi đau biểu hiện giống như mỏi, mơ hồ, không rõ ràng. Vài trường hợp đau tăng lên hoặc giảm đi khi ở một tư thế nhất định nào đó. 
Có những bệnh nhân chỉ giơ tay lên cao mới hết đau, do vậy, họ thường đưa một tay lên đầu. Ở nước ta, rất nhiều người bệnh bị đau ở một bên thành ngực hoặc ở vùng cột sống giữa hai bả vai, dấu hiệu này ít có ở bệnh nhân vùng Âu Mỹ.
Triệu chứng tê thường xảy ra ở vùng cẳng tay, bàn tay và các ngón, tăng lên sau khi làm việc nhiều hoặc lái xe máy. Nếu các ngón tay bị tê, người bệnh có cảm giác khác lạ khi cầm nắm các đồ vật thường dùng. Có nhiều kiểu tê như tê bì, tê châm chích, rần rần hoặc một kiểu tê khác thường được gọi là đau cháy. Khi bị đau cháy, người bệnh không thể mặc áo hay để vật gì chạm vào vùng đau do cảm giác vùng đó sẽ giống như lửa đốt, thậm chí, chỉ cần gió thổi qua có thể lên cơn đau đớn.
Nhiều người bệnh bị yếu cơ nhưng ít khi tự nhận biết được. Chỉ đến khi yếu nhiều, không thể cầm nắm chắc các vật dụng như bút, đũa hoặc khó khăn khi gài nút áo họ mới nhận ra. Ở giai đoạn nặng có thể bị teo một số cơ ở tay, cầm đồ vật hay bị rớt, chữ ký bị thay đổi hoặc không thể ký tên được dẫn tới những rắc rối khó giải quyết với ngân hàng.
Nhóm bệnh lý tủy (chèn ép và thương tổn ở trung ương)
Biểu hiện nổi bật là tê và yếu liệt. Tê thường bắt đầu vùng thân mình, đặc biệt ở vùng bụng trước rồi đến hai chân và tay. Chân thường yếu trước tay làm cho người bệnh hay bị rớt dép hoặc dễ vấp ngã khi đi lại. Khi bị yếu nhiều, có thể thấy các thớ cơ rung lên mỗi khi đụng vào hoặc gắng sức. Ở giai đoạn nặng, người bệnh đi lại khó khăn, hai tay cũng không còn làm việc bình thường được nữa, tiểu khó và thường bị táo bón, hay cảm thấy thiếu hơi hoặc khó thở.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đi lên xuống cầu thang hay bị mệt hoặc leo được mấy bậc thang, đạp xe được một đoạn thì thấy hai chân mỏi rã rời, có khi đi hay bị vấp ngã, rớt dép, cảm thấy khó điều khiển hai chân… Khi đó, cần báo ngay cho bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý tủy trong thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Lưu ý: Nhiều người bệnh có biểu hiện của cả bệnh lý rễ lẫn bệnh lý tủy, tức là bao gồm cả 2 nhóm triệu chứng mô tả ở trên.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Ngăn ngừa viêm thoái hóa khớp

Viêm thoái hóa khớp có thể gây ra đau âm ỉ, đau cứng khớp, đau sưng các khớp, thậm chí biến dạng các khớp. Các yếu tố sau đây có thể gây ra hoặc làm tăng nguy cơ phát triển căn bệnh này:
  1. Tuổi: Càng lớn tuổi thì bạn càng có nguy cơ bị viêm khớp. Điều này là do sụn trở nên giòn hơn.
  2. Di truyền: Các nghiên cứu đã cho thấy, di truyền học có thể đóng góp vào nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp.
  3. Trọng lượng: Dư cân có thể làm tăng áp lực lên các khớp và đè nặng, va chạm gây ra tổn thương khớp.
  4. Chấn thương dai dẳng hoặc chấn thương cấp.
ANH-CHINH_TT.jpg
Viêm thoái hóa khớp ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi (Ảnh minh họa) 
Dinh dưỡng làm chậm viêm thoái hóa khớp
Có những chất dinh dưỡng quan trọng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của viêm khớp, làm chậm tiến triển của nó và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh này:
Omega-3: Giúp phòng chống các bệnh mãn tính (bệnh tim mạch, thoái hóa khớp...) và ung thư.Omega-3 đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các chất (leukotrienes) chống lại tình trạng viêm trong cơ thể như viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp, viêm mạch máu…
Glucosamine đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và sửa chữa sụn, gân, dây chằng. Nó kích thích sản sinh 2 thành phần thiết yếu của sụn khớp và ngăn ngừa sự sản xuất các enzyme (ví dụ phospholipase) gây ra hư sụn. Sản xuất glucosamine trong cơ thể giảm theo tuổi và lão hóa. Do đó, cần phải bổ sung glucosamine sớm để giữ cho sụn và dây chằng luôn vững chắc.
Mangan không chỉ là một chất chống oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa mà nó cũng là một khoáng chất cần thiết cho sự hình thành xương và dây chằng.Thêm vào đó, nó đóng một vai trò trong việc xây dựng các sụn, góp phần cải thiện các triệu chứng viêm khớp và phòng ngừa bệnh này.
Gừng giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng viêm khớp, bao gồm cả cứng và đau khớp. Gừng chứa hợp chất chống viêm rất mạnh, bao gồm một hợp chất gọi là 6-gingerol ức chế sự sản xuất các phân tử làm tổn hại các gốc tự do, tác động tiêu cực trong cơ thể.
Nghệ có hiệu quả trong việc giảm viêm và đau do viêm khớp. Do chiết xuất từ ​​củ nghệ có chứa chất curcumin - một hợp chất có thể ngăn chặn protein NF-kB gắn liền với gia tăng viêm khớp.
Canxi: Thiếu hụt canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương và viêm khớp, xương càng trở nên giòn hơn.
Collagen là một protein cần thiết, là thành phần tạo nên nền cốt lõi trong hầu hết các cơ quan của cơ thể. Nó giúp cho sư duy trì dẻo dai của sụn, dây chằng và gân.
Vitamin A là một chất chống oxy hóa, làm giảm tác động tiêu cực từ các gốc tự do, đồng thời có thể làm giảm viêm xương khớp vì nó giúp thúc đẩy phát triển xương và sụn khỏe mạnh.
Vitamin C được biết đến là một loại vitamin tuyệt vời cho sức khỏe tổng thể và tăng khả năng miễn dịch. Vitamin này rất cần thiết cho việc sửa chữa, duy trì xương và sụn.
Vitamin B3 giúp duy trì sức khỏe ở cấp độ tế bào và làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp. Liều cao Vitamin B3 đã được chứng minh để ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng của viêm xương khớp, bao gồm tăng cường vận động khớp.
Vitamin D được biết đến để tăng cường sự hấp thụ của canxi trong cơ thể.Nó đóng vai trò quan trọng đối với việc duy trì và phát triển của xương khỏe mạnh, giảm nguy cơ viêm khớp phát triển.
Vitamin E có thể giúp làm giảm đau và chống oxy hóa các xương sụn.
Vitamin K làm tăng tỉ lệ khoáng hóa xương.Điều này giúp giảm nguy cơ gãy xương hông và giúp phát triển nhanh hơn các xương khỏe mạnh.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Phẫu thuật kéo dài chân dễ hay khó?

Nếu trước đây, bệnh nhân phải cắt xương, xuyên đinh thì hiện tại công đoạn này giảm thiểu bằng phương pháp đơn giản hơn nhưng yêu cầu lòng dũng cảm và kiên trì.

PGS.TS Lê Văn Đoàn, Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, BV Trung ương Quân đội 108 cho hay, phẫu thuật kéo dài chân là cách duy nhất kéo dài chiều cao cho người hết độ tuổi phát triển.
Để kéo dài chân, trước đây, các bác sĩ dùng phương pháp cắt xương, xuyên 8 đinh qua xương và lắp khung bên ngoài để căng dãn từ từ với tốc độ 1 mm/ngày. Khi kéo dài đạt chiều cao như ý muốn, bệnh nhân còn phải mang khung chờ thêm khoảng 7 tháng tiếp theo để xương liền chắc, sau đó mới tháo bỏ khung. Điều đó có nghĩa bệnh nhân phải đeo khung suốt thời gian thực hiện, rất cồng kềnh và vướng víu trong sinh hoạt.
Còn hiện nay, nhờ áp dụng tiến bộ mới, trước khi cắt xương, các bác sĩ đặt một chiếc đinh trong ống tủy xương, chỉ sử dụng 4 đinh nhỏ xuyên qua 2 đầu xương. Khi kéo giãn đủ chiều dài, khung sẽ được tháo bỏ. Đinh nằm trong ống tủy sẽ giữ vai trò cố định trong thời gian chờ xương can chắc. 
Với phương pháp mới này, thời gian đeo khung được rút ngắn chỉ còn 1/4. Việc tháo khung sớm cũng tạo điều kiện cho bệnh nhân nhanh chóng trở lại sinh hoạt và công tác, đồng thời sẹo nhỏ và ít đi rất nhiều.
PGS.TS Lê Văn Đoàn cho biết, về lý thuyết, muốn kéo dài chân bao nhiêu tùy ý, theo nhu cầu bệnh nhân. Song chuyên gia cần tư vấn để có chiều dài hợp lý và cân xứng với cơ thể. Ngoài ra, điều này cũng giúp hạn chế thấp nhất các biến chứng.
Chia sẻ nhiều hơn về phương pháp này, PGS Lê Văn Đoàn cho biết, kéo dài chi, cụ thể là kéo dài chân, không phải phẫu thuật phức tạp. Kỹ thuật này có cách đây cả trăm năm, mục đích ban đầu nhằm điều trị các bệnh lý chân ngắn chân dài, do di chứng thương tật từ chiến tranh, lao động, những trường hợp bị viêm xương hoặc do phải cắt u xương dẫn đến chân cao chân thấp, hoặc các bệnh nhân bị bệnh bại liệt…
Ở nước ta, từ năm 1995, khi xóa bỏ được bại liệt nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng, những trường hợp bị tật chân ngắn chân dài giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, các nguyên nhân do chấn thương sau tai nạn, viêm xương khớp vẫn khiến nhiều bệnh nhân mắc dị tật này. Đặc biệt nhu cầu kéo dài xương vì mục đích thẩm mỹ cũng tăng lên.
Phẫu thuật kéo dài chân dễ hay khó?
 PGS.TS Lê Văn Đoàn, Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ảnh: HQ
Nhiều người cho rằng để thực hiện một ca kéo dài chân cần chi phí rất lớn và phải sang nước ngoài, song, PGS Đoàn cho biết thủ thuật đơn giản này được thức hiện rất phổ biến ở Việt Nam.
Tại Viện Chấn thương chỉnh hình, BV Trung ương Quân đội 108 hàng năm, PGS Đoàn cùng các đồng nghiệp thực hiện ít nhất 10 ca kéo dài chân với mục đích tăng chiều cao. Trong đó, nam chiếm nhiều hơn nữ. Theo bác sĩ, sự tự ti về chiều cao ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, dẫn tới nhu cầu kéo dài chi và với đàn ông, sự mặc cảm thường rõ ràng hơn.
Đặc biệt, chi phí của thủ thuật kéo dài chân tại BV Trung ương Quân đội 108 hiện chỉ dao động ở mức 35-40 triệu đồng, bao gồm chi phí phẫu thuật, dụng cụ kéo dài chân và thuốc men. Ở các bệnh viện tư, chi phí này cao hơn, khoảng 100 triệu đồng.
Ai có thể kéo dài chân?
Vẫn theo PGS Lê Văn Đoàn, chỉ định kéo dài chân chỉ đối với những người có tầm vóc thấp, lùn (nữ dưới 1,5 m, nam dưới 1,6 m) hoặc người mắc các dị tật, thương tật. Kỹ thuật này không áp dụng cho trường hợp chân cao chân thấp chênh lệch không quá 3 cm. Với mức độ chênh lệch ít thì có thể điều chỉnh bằng độn thêm đế giày dép đơn giản và dễ dàng hơn.
Về độ tuổi thích hợp để thực hiện kéo dài chân, chuyên gia này cho hay đó là lứa tuổi từ 20-30 tuổi, vì lúc đó phẫu thuật viên có thể xác định được chiều cao hoàn thiện. Sau 35 tuổi, xương bắt đầu lão hóa nên không thuận lợi để phẫu thuật kéo dài.
Sau khi kéo dài chân có yếu không?
Trước lo ngại tương đối phổ biến này, PGS Đoàn cho hay, phẫu thuật kéo dài chân không làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của người thực hiện như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, sau khi kéo dài, các phần mềm (gân cơ, cơ, thần kinh, mạch máu, dây chằng) chưa đáp ứng kịp với tình huống mới. Do đó cần phải tập phục hồi chức năng một thời gian, nhanh hay chậm tùy theo mỗi người và mức độ kéo dài. Khi cơ xương khớp đã ổn định, đã tập luyện tốt, chi được kéo dài hoàn toàn khỏe mạnh, bệnh nhân đi lại sinh hoạt chạy nhảy bình thường.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317