Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Đau thần kinh tọa, cơn đau dễ nhầm

Bệnh nhân đến gặp thầy thuốc, thường bắt đầu khai bệnh bằng thuật ngữ "đau thần kinh toạ".

Khi đã có trong tay phim cộng hưởng từ (MRI), lại đọc qua lời giải chuyên môn với nhiều từ khủng hoảng, bệnh nhân càng dễ hoang mang chấp nhận lời chẩn đoán đau thần kinh toạ. Thật ra, nhiều bệnh nhân chỉ đau thắt lưng do bệnh lý khác.
"Toạ" là từ Hán Việt chỉ chỗ ngồi, trên cơ thể là vùng mông tiếp xúc nơi ngồi. Gọi thần kinh toạ để chỉ năm rễ thần kinh chi phối cảm giác, vận động của chân gồm thắt lưng 4, thắt lưng 5, thiêng 1, thiêng 2, thiêng 3.
Thật ra, chỉ có một rễ chi phối cảm giác đúng vùng toạ hay ụ ngồi, xuống sau đùi, sau bắp chuối, tới gót chân và mặt lòng bàn chân là rễ thiêng 1.
Một rễ thần kinh toạ khác hay gặp là rễ thắt lưng 5 lại đau ra mé ngoài ụ ngồi, mé ngoài đùi, mặt ngoài cẳng chân, lan xuống tới mắt cá ngoài và mu bàn chân. Như thế, nếu chỉ đau thắt lưng, không lan xuống chân thì không phải đau thần kinh toạ.
Thủ phạm thường gặp: thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Đau thần kinh toạ có rất nhiều nguyên nhân: thoát vị đĩa đệm thắt lưng, hẹp ống sống thắt lưng, bệnh lý rễ thần kinh do tiểu đường, viêm rễ thần kinh toạ do ngộ độc, bướu gây chèn ép đường đi rễ thần kinh toạ, lao cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh toạ… Nguyên nhân thường thấy nhất là thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
Đĩa đệm là phần mềm nằm giữa các đốt sống, gồm có nhân nhầy và vành thớ. Khi khiêng vác quá sức, lực tác động vượt quá mức chịu đựng của đĩa đệm, có thể gây rách vành thớ: nhân nhầy chui theo khe rách ra phía sau, chèn ép lên rễ thần kinh gây đau.
Một nguyên nhân khác là tác động thường xuyên của một lực lặp đi lặp lại, theo thời gian khả năng chịu lực của đĩa sống yếu đi, vành thớ rách dần gây thoát vị đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh, gây đau thần kinh toạ.
Một số trường hợp chịu lực quá nặng, đĩa đệm bể tức thì, gây đau cấp tính. Có hơn 50% bệnh nhân bị tái đi tái lại, lâu ngày dẫn đến đau thắt lưng cấp tính tái phát hay đau thần kinh toạ.
Khi nào nên phẫu thuật?
Không phải trường hợp thoát vị đĩa đệm nào cũng phải phẫu thuật, đa số trường hợp nên được điều trị bảo tồn. Thời gian vàng điều trị bảo tồn là bốn tuần đầu sau khi khởi bệnh.
Việc điều trị bảo tồn bao gồm: nằm nghỉ trên giường nệm dày, không trũng (là một trong những biện pháp điều trị chính, bởi khi nằm đĩa đệm giãn ra, nhân nhầy bớt chèn ép rễ thần kinh); dùng thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen; dùng thuốc kháng viêm (không dùng corticosteroids); tập các động tác cơ bụng, thắt lưng, cơ cẳng chân một cách nhẹ nhàng, không gây sức căng lên đĩa sống…
Nếu được chỉ định chính xác, điều trị bảo tồn đúng mức thì hầu hết có thể khỏi bệnh. Riêng một số bệnh nhân có các triệu chứng nặng như đau quá mức, bàn chân rớt, liệt vận động, liệt bọng đái… thì phải phẫu thuật sớm.
Cần lưu ý ngay khi hình ảnh MRI cho thấy rõ có khối thoát vị lớn, bệnh nhân vẫn có thể có rất ít triệu chứng đau, tê trên lâm sàng và hoàn toàn có thể được điều trị bảo tồn hữu hiệu trong tay thầy thuốc tốt.
Hình minh họa
Không phải trường hợp nào được đọc là "khối thoát vị to, gây chèn ép rễ thần kinh..." đều bị mổ đâu! Chỉ định phẫu thuật cần phải xem xét thận trọng, kết hợp với phương pháp phẫu thuật tốt và kỹ thuật mổ tốt mới đem lại kết quả thoả đáng.
Phương pháp mổ được ưa chuộng hiện nay là phẫu thuật ít xâm nhập với đường mổ nhỏ (mini-open) khoảng 30mm, mở phía bên thoát vị lấy bỏ nhân nhầy gây chèn ép rễ thần kinh. Phương pháp này dễ thực hiện, an toàn.
Những biện pháp thường được quảng cáo "nội soi thoát vị đĩa đệm" có vẻ hấp dẫn thật ra vẫn là một cuộc mổ với những rủi ro tương tự phẫu thuật. Sóng lade, sóng cao tần thường cho kết quả hạn chế, nhất là khi chỉ định sai.
Các phương pháp được gọi là nội soi thoát vị đĩa đệm rất nguy hiểm nếu phẫu thuật viên chưa lành nghề, thiếu những phương tiện dụng cụ vốn khó đáp ứng đầy đủ ở nước ta hiện nay.
Nhất là bệnh nhân phải hứng nhiều tia X trong thao tác là một cái giá khác phải trả, ngoài chi phí điều trị cao quá mức. Biết quý cột sống thì phải tránh chấp nhận dễ dãi chỉ định can thiệp vào đĩa đệm.
Đề phòng bệnh tái phát
Phục hồi chức năng là giai đoạn điều trị quan trọng, hỗ trợ cho sự thành công dù bảo tồn hay phẫu thuật. Tập luyện chủ động cơ bắp, làm mạnh cơ thành bụng và thắt lưng rất quan trọng, hơn là các biện pháp vật lý như kéo giãn, sức nóng hồng ngoại, tử ngoại, xoa bóp, day bấm huyệt, châm cứu… Sự nắn bẻ xương sống nhiều khi làm bệnh nặng thêm.
Cần lưu ý sau khi mổ lấy nhân nhầy ra, đĩa đệm không còn chịu lực như trước. Bệnh nhân cần được hướng dẫn phòng tránh và theo dõi tốt để phát hiện sớm các triệu chứng thoái hoá đĩa đệm (mọc gai quanh thân đốt, hẹp đĩa đệm, khí trong đĩa đệm…), mất vững cột sống, trượt đốt sống do thoái hoá…
Sau khi khỏi đau, bệnh nhân nên chơi các môn thể thao đối xứng nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ. Tập luyện nhẹ nhàng, tăng cường sức mạnh cơ thành bụng và c ơ thắt lưng sẽ giúp phòng ngừa tái phát bệnh lý thoát vị đĩa đệm.


Chị em cần cảnh giác với những cơn đau lưng

Rất nhiều chị em thường xuyên bị đau lưng. Nhưng đau lưng không chỉ đơn thuần là do đau cơ, sai tư thế hoặc do chấn thương ở cột sống... mà nó còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nào đó mà chị em đang mắc phải. 
Đặc biệt, nếu có dấu hiệu đau nhức vùng thắt lưng kèm theo các biểu hiện bất thường như đau bụng, kinh nguyệt không đều, khí hư bất thường... thì chị em cần cảnh giác vơi nguy cơ mắc bệnh viêm phụ khoa nguy hiểm. Các cơn đau này dù âm ỉ hay đau nhói, bất chợt hay kéo dài... thì chị em cũng cần đi khám càng sớm càng tốt.
 1
Ảnh minh họa
Theo như mô tả của bạn, cơn đau ở vùng lưng, lan sang hông, kéo dài nhiều ngày rất có thể là do bệnh viêm phụ khoa gây ra.
Bệnh viêm vùng chậu thường gây ra chứng đau thắt lưng kèm theo các triệu chứng như sốt, đau phần hạ vị, khí hư ra nhiều, kinh nguyệt không đều... Các tổn thương cơ quan bên trong làm cho vùng lưng bị đau.
Bệnh u xơ tử cung gây chảy máu kinh bất thường, đau khi quan hệ tình dục, tiểu khó hoặc tiểu lắt nhắt do khối u xơ chèn ép lên bàng quang; tăng áp lực vùng chậu; táo bón. Bên cạnh đó bệnh u xơ tử cung còn gây ra tình trạng đau lưng, nếu không can thiệp kịp thời có thể chuyển sang đau vùng chậu mãn tính hay các cơn đau thắt lưng kinh niên.
Các bệnh ở cổ tử cung như viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung... có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập gây bệnh ở cổ tử cung. 
Tình trạng viêm cổ tử cung ngoài các triệu chứng tiết dịch âm đạo bất thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập gây bệnh ở cổ tử cung. Tình trạng viêm cổ tử cung ngoài các triệu chứng tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng thì còn kèm với đau lưng...
Tình trạng đau lưng của bạn đã kéo dài thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt, không nên chần chừ vì các bệnh này nếu để lâu dài có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản và gây ra vô sinh. Bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa, có uy tín để được thăm khám và điều trị cẩn thận.


Tuyệt chiêu chữa bệnh đau lưng không cần dùng thuốc

Đau lưng là căn bệnh luôn gây trở ngại cho mọi hoạt động của bạn trong cuộc sống, vậy làm thế nào để trị bệnh này mà không cần dùng thuốc.

  • sức khỏe, đau lưng, trị đau lưng, chữa bệnh đau lưng, chăm sóc sức khỏe
    Tuyệt chiêu chữa bệnh đau lưng không cần dùng thuốc.
Chứng đau lưng hình thành như thế nào?
Việc duy trì một tư thế suốt cả thời gian dài của những người "ngồi bàn giấy" , làm việc trước máy vi tính là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng đau mỏi phần lưng. Bởi toàn bộ trọng lượng cơ thể đè nặng lên phần hông và xương chậu.
Tư thế ngồi lâu sẽ gù lưng, thông mai, nằm dài trên bàn, các cơ bắp cũng bị gập lại. Sự mất cân bằng này tạo ra cảm giác khó chịu và lâu dần sẽ trở thành chứng đau lưng.
Giải pháp?
Giảm stress
Áp lực công việc cũng là một trong những nguyên nhân làm nên chứng mỏi mệt và đau nhức vùng lưng do cơ bắp mỏi và căng. Giảm được stress, bạn sẽ giảm được đau lưng.
Không nằm ì trên giường
Nhiều người bệnh cho rằng khi bị đau lưng thì nên nằm nghỉ trên giường nhưng điều này thực sự không tốt. Nằm trên giường trong thời gian dài sẽ làm tăng áp lực lên các đốt sống lưng. Trên thực tế, lưng sẽ trở nên kém linh hoạt. Vì vậy, hãy ra khỏi giường và sinh hoạt như bình thường nếu cơn đau không quá nghiêm trọng.
Thay đổi chế độ ăn hàng ngày
Ngoài việc tập thể dục thường xuyên, những người bị đau lưng nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường giảm đau. Điều này đơn giản bắt đầu từ việc uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra kết hợp với các thực phẩm làm mát cơ thể và giảm viêm như: rau lá xanh, đậu, táo, gừng, bơ, chuối, mùi tây, khoai lang, khoai tây.
Thay đổi liên tục vị trí của đôi chân
Khi thì co chân, khi thì thả về sau, đung đưa chân... nghĩa là giúp chân luôn di chuyển để máu lưu thông dễ dàng.
Vận động
Sau mỗi thời gian ngắn, hãy nên rời khỏi bàn làm việc, chỉ cần vài phút cũng là cách giúp cơ thể vận động.
Cân bằng trên hai chân
Tính chất công việc yêu cầu bạn phải đứng nhiều, hãy chọn một đôi giày thích hợp, thoải mái và luôn đứng thẳng, cân bằng trên cả hai chân.



4 điều bạn cần biết để giữ cho hệ xương chắc khỏe

Hãy giữ cho xương chắc khỏe bằng cách có chế độ ăn uống đúng và tập thể dục một cách thích hợp.

"Cơ thể người trưởng thành được tổ chức bởi một bộ xương gồm 206 xương nhằm bảo vệ cơ quan quan trọng của cơ thể. Mặc dù khung xương đó chắc chắn nhưng lại dễ bị tổn thương bởi các vấn đề như chứng loãng xương và gãy xương", Chad Deal, Giám đốc của Trung tâm Loãng xương và chuyển hóa sức khoẻ tại Bệnh viện Cleveland (Mỹ) cho biết. Nhưng nếu bạn biết cách củng cố sức khỏe của xương ngay từ bây giờ, thì bạn mới giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương sau này.

Dưới đây là 4 điều quan trọng liên quan đến xương mà bạn cần nắm được để giữ cho xương chắc khỏe.

4 điều bạn cần biết để giữ cho hệ xương chắc khỏe 1
Khung xương trong cơ thểdễ bị tổn thương bởi các vấn đề như chứngloãng xươngvà gãy xương. Ảnh minh họa

1. Cần có chế độ ăn uống đúng thì xương mới chắc khỏe

Chế độ ăn uống tốt nhất là phải bảo đảm cung cấp đủ canxi cho xương. Một người trưởng thành cần bổ sung trung bình 1.000 milligram canxi (1200 nếu bạn trên 50) mỗi ngày. Bởi vậy, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau đây:

- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Nhóm thực phẩm này được coi là cung cấp canxi tốt nhất cho xương. Bạn có thể uống sữa nguyên kem hoặc sữa tách kem vì chúng đều đảm bảo được lượng canxi cho cơ thể.

- Rau lá xanh đậm: Không chỉ chứa canxi, rau lá màu xanh đậm còn rất giàu vitamin K, có thể giúp tăng mật độ xương và khoáng chất trong xương.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh ăn một số thực phẩm có thể gây hại cho xương như:

- Muối: Tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm cho cơ thể mất canxi và gây hại cho xương. Bạn không nên tiêu thụ quá 2,300mg muối natri một ngày.

- Rượu: Những phụ nữ uống nhiều hơn 2 ly rượu mỗi ngày sẽ có nguy cơ mất xương (giảm khoáng chất trong xương và xương dễ gãy) hơn những người khác.

- Caffeine: Uống nhiều hơn ba cốc cà phê mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể.

2. Vận động hàng ngày

"Vận động hàng ngày, đẩy sức ép lên xương sẽ giúp xây dựng mật độ xương, tạo ra các tế bào mới", Cedric Bryant, Tiến sĩ, giám đốc khoa học của Hội đồng Mỹ về Tập thể dục, giải thích. Trọng lượng cơ thể tạo ra áp lực đối với xương, bởi vậy, việc vận động để xương chắc khỏe càng cần thiết đối với những người thừa cân.

Bạn nên tạo cho mình thói quen vận động cơ thể liên tục trong khoảng 30 phút mỗi ngày dưới các hình thức như bơi lội, đi xe đạp, chạy... Hoặc bạn cũng có thể tập những bài tập tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể, tăng tính linh hoạt cho xương, giảm nguy cơ gãy xương... như: Đi bộ nhanh, tập yoga, nhảy dây...

4 điều bạn cần biết để giữ cho hệ xương chắc khỏe 2
Hãy giữ cho xương chắc khỏe bằng cách có chế độ ăn uống đúng và tập thể dục một cách thích hợp. Ảnh minh họa

3. Lượng estrogen cũng ảnh hưởng đến xương

"Ở độ tuổi 20-30, lượng estrogen trong cơ thể sẽ giúp phát triển xương, xương sẽ không ngừng tu sửa để tránh loãng xương", Bismruta Misra, Giám đốc Khoa Tiểu đường và Nội tiết tại Bệnh viện Stamford, Connecticut (Mỹ) nói. Nhưng khi ở độ tuổi 40-50, bước vào thời kỳ mãn kinh, khi nồng độ estrogen bắt đầu giảm, phụ nữ có thể bị mất đến 20% mật độ xương. Do đó, chị em ở độ tuổi này nên sử dụng các loại thuốc nội tiết tố để bảo vệ xương. Bên cạnh đó đó, hãy tập thể dục và bổ sung 1,200mg của canxi từ thức ăn.

4. 10 yếu tố tăng nguy cơ loãng xương ở chị em

- Bạn quá gầy (chỉ số BMI của bạn là dưới 18,5).
- Bạn bổ sung ít hơn 1000mg canxi mỗi ngày.
- Bạn có hút thuốc hay là người hút thuốc cũ.
- Bạn có tiền sử rối loạn ăn uống.
- Bạn có tiền sử gia đình bị bệnh loãng xương.
- Bạn tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn mỗi ngày.
- Bạn trải qua thời kỳ mãn kinh trước 40 tuổi.
- Bạn bị rối loạn tự miễn dịch (như RA hoặc lupus), bệnh celiac, bệnh viêm ruột, tiểu đường hoặc cường giáp.
- Bạn dùng thuốc steroid.

Tại sao bị loãng xương?

Ngày nay, bệnh loãng xương đang có xu hướng gia tăng ở khắp toàn cầu, trong số đó phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Đau nhức xương và các khớp xương vào ban đêm là biểu hiện đầu tiên củaloãng xương. Ngoài ra, mệt mỏi, một số triệu chứng khác như chuột rút cũng thường hay xuất hiện ở những người loãng xương. Vì vậy, người bệnh phải hết sức cẩn thận khi làm các động tác mạnh, đi lại cũng phải hết sức thận trọng tránh ngã, vấp, khuỵu, gập chân, tay nhất là lên cầu thang vì rất dễ gây gãy xương, đặc biệt là xương đùi.
Tại sao bị loãng xương?
Tập luyện để ngừa bệnh loãng xương.
Loãng xương làm thay đổi cấu trúc xương, xương bị tổn hại, lực của xương bị suy giảm và dẫn đến xương dễ bị gãy, nứt, rạn. Loãng xương sẽ làm cho tỷ trọng khoáng chất của bộ xương ở một cơ thể bị suy giảm một cách đáng kể, trong đó hormon sinh dục (estrogen, androgen), các chất protein, vitamin D và canxi đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, khi chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cung cấp đầy đủ chất canxi hoặc vì một lý do nào đó cơ thể không hấp thu được canxi (ăn kiêng kéo dài, chế độ ăn nghèo nàn, kém chất lượng), sẽ gây loãng xương.
Với phụ nữ đến thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, lượng hormon oestrogen trong máu bị suy giảm một cách đáng kể bởi sự suy thoái của buồng trứng rất dễ bị loãng xương. Vì suy giảm hormon oestrogen sẽ làm tăng hoạt tính của tế bào tuỷ xương, từ đó, khối lượng xương sẽ mất dần dần theo năm tháng kể từ khi tiền mãn kinh (mỗi năm mất khoảng từ 2 - 4%).

Ngoài chế độ dinh dưỡng, nội tiết tố, bệnh về tuyến thượng thận, cường giáp trạng, suy thận, bệnh yếu, liệt chi, chấn thương hoặc bệnh mạn tính phải nằm dài ngày hoặc do lạm dụng thuốc corticoid trong một thời gian dài, còn có nhiều yếu tố thuận lợi khác (gọi là yếu tố nguy cơ) làm cho bệnh loãng xương tăng lên nếu như một người nào đó có tiền sử bị còi xương lúc còn nhỏ, hàng ngày ít vận động, béo phì.


Biểu hiện bệnh loãng xương

Loãng xương là một bệnh mạn tính kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, một cách âm thầm, không gây đau đớn gì cho nên người bệnh thường không để ý đến. Hầu hết các trường hợp trong các giai đoạn đầu không có triệu chứng gì đặc biệt ngoài những dấu hiệu mệt mỏi, ăn uống kém, nhức xương không thường xuyên. Càng về sau sự thiếu hụt chất canxi ngày càng gia tăng làm cho xương xuống cấp nghiêm trọng (loãng, xốp xương), các triệu chứng đau nhức xương sẽ rõ rệt hơn. Đó là đau lưng, đau các khớp chân, tay và mỏi bại hông, đặc biệt là các khớp xương chịu lực mạnh như xương sống, khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay. Với các xương dài như xương đùi, xương cẳng chân, xương cánh tay, cẳng tay, đốt sống thắt lưng sẽ dễ dàng bị gãy khi bị ngã, vấp, chấn thương, tai nạn.
Đau nhức xương và các khớp xương thường rõ nhất vào ban đêm. Ngoài đau nhức xương, mệt mỏi, một số triệu chứng khác như chuột rút cũng thường hay xuất hiện ở những người loãng xương.
Hậu quả của loãng xương
Khi bị bệnh loãng xương không được phát hiện hoặc được phát hiện nhưng không điều trị hoặc điều trị không đúng, hậu quả xấu nhất là rạn xương, nứt vỡ hoặc gãy xương.


Bệnh gút có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường

Một nghiên cứu mới đây cho thấy bệnh gút dường như làm tăng nguy cơ tiểu đường týp 2.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 35.000 người bị gút ở Anh và phát hiện ra rằng phụ nữ bị bệnh gút dễ bị tiểu đường hơn 71% so với những phụ nữ khôngbị gút. Đối với nam giới, nguy cơ tăng 22%.
Người dẫn đầu nghiên cứu, TS Hyon Choi, làm việc tại khoa thấp khớp, dị ứng và miễn dịch thuộc BVĐK Massachusetts ở Boston (Mỹ), nói “Bệnh gútdường như góp phần làm tăng nguy cơ tiểu đường mà không phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ khác như béo phì”.
Trong nghiên cứu này các tác giả đã xem xét 35.000 người có chẩn đoán mắc bệnh gút và so sánh họ với hơn 137.000 người không bị bệnh này.
Kết quả cho thấy gần ¾ số trường hợp mới mắc gút là nam giới, độ tuổi trung bình là 61. Độ tuổi trung bình của phụ nữ mới có chẩn đoán mắc bệnh gút là 68.
Những người bị bệnh gút có xu hướng uống nhiều rượu hơn, có nhiều vấn đề sức khỏe và tới gặp bác sĩ nhiều hơn, sử dụng steroid và thuốc lợi tiểu thường xuyên hơn so với những người không bị bệnh gút.
TS Choi nói cách tốt nhất để giảm nguy cơ bệnh gút hoặc tiểu đường là kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, cholesterol và cân nặng.


Ngừa đau khớp xương lúc về già

Bạn cũng nên lưu ý chỉ tập thể dục ở mức vừa phải để tránh gây tổn hại cho khớp
Theo hãng tin Times News Network dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ cho biết, bạn cần ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D, canxi để có bộ xương vững chắc. Xương chắc khỏe có thể giúp ngừa các cơn đau khớp. Sữa, cá, trứng… là những nguồn thực phẩm giàu vitamin D và canxi.
Theo các chuyên gia, bạn cần chịu khó tập thể dục thường xuyên để duy trì chokhớp xương luôn linh hoạt. Nếu lười vận động, khớp xương dễ bị tê cứng.
Bạn cũng nên luôn thay đổi tư thế đứng hoặc ngồi để tránh gây áp lực lên các khớp trong cơ thể.
Bỏ thuốc lá nếu bạn muốn có khớp xương khỏe mạnh. Thuốc lá gây cản trở khả năng cơ thể hấp thu vitamin D và canxi, những chất cần thiết cho việc duy trì khớp xương khỏe mạnh. Nhiều khảo sát cho thấy những ai có thói quen hút thuốc lá có mật độ chất xương thấp.