Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Bị bệnh u xương sụn có nguy hiểm không?


Bi benh u xuong sun co nguy hiem khong?
Ảnh minh họa.

Bệnh u xương sụn chiếm ít nhất 45% khối u xương lành tính. U phổ biến là ở hành xương dài, nhưng cũng có thể ở cột sống và xương sườn. U hay gặp ở đầu dưới xương đùi và đầu trên xương cánh tay và phát triển chậm. Bệnh nhân thường dưới 20 tuổi tại thời điểm phát hiện đầu tiên.Thời điểm chẩn đoán và điều trị lần đầu cũng không ảnh hưởng đến quá trình tiến triển của khối u.
X-quang có thể thấy hình nấm sụn có cuống, bắt nguồn từ hành xương gần sụn phát triển, và thường nghiêng hướng xa khớp. Tổn thương này hiếm khi phát triển rộng ra sau tuổi trưởng thành. 

Nguyên nhân chủ yếu để phẫu thuật do những triệu chứng tại chỗ liên quan đến kích thước khối u gây nên. Sự thoái triển của khối u xảy ra ở khoảng 1% số ca. Do đó, nếu khối u bất ngờ phát triển tăng kích thước cần sinh thiết và có phương án điều trị.

Nhiều khối u xương sụn bẩm sinh có liên quan đến yếu tố di truyền. Nó thường phát triển chậm và có xu hướng làm cong xương dài. Sự thoái triển của u xảy ra ở 5 - 15% số ca thuộc nhóm này, nhưng cũng có nhiều trường hợp phát triển.
Điều trị bằng phẫu thuật đối với khối u gây triệu chứng chèn ép, hay khó chịu tại chỗ, bao gồm cả việc loại bỏ cuống khối u. Khối u thứ phát cần loại bỏ hoàn toàn, trong số ít trường hợp cá biệt có thể phải cắt cụt chi.

1 nhận xét: