Bệnh nhược cơ là do rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ, xảy ra ở mọi lứa tuổi, liên quan đến một số bệnh như: u tuyến ức, nhiễm độc tuyến giáp...
Bệnh gây mệt mỏi yếu hay liệt các cơ: vận nhãn, cơ nhai, cơ mặt,
cơ hầu họng, cơ hô hấp, cơ tứ chi và gây tử vong do biến chứng viêm
phổi.
Tuy nhiên trên lâm sàng, người ta thường dựa vào những điểm quan trọng trong chẩn đoán là: yếu cơ vân hay gặp gây các triệu chứng như: song thị, sụp mi và khó nuốt; khi vận động làm tăng biểu hiện yếu cơ bị tổn thương; điều trị kháng cholinesterase tác dụng ngắn làm cải thiện nhược cơ.
Phương pháp điều trị bệnh
Theo ThS. Bùi Thị Hoa - Sức khỏe & Đời sống
Bệnh khởi phát âm thầm nhưng khi có nhiễm khuẩn kết hợp thì bệnh lại thể hiện các triệu chứng trầm trọng.

U tuyến ức trong bệnh nhược cơ
Biểu hiện bệnh như thế nào?
Trường hợp điển hình, bệnh nhân có biểu hiện sụp mi, nhìn song thị,
khó nhai và khó nuốt, khó thở, yếu chi, hoặc phối hợp các triệu chứng
này. Bệnh nhân có thể bị yếu cơ một nhóm cơ, đặc biệt các cơ vận nhãn,
hay yếu cơ toàn thân.
Những triệu chứng yếu cơ thường thay đổi về cường độ trong ngày và
sự biến đổi này có xu hướng tái phát nhưng sẽ thuyên giảm trong vài
tuần. Các rối loạn của bệnh diễn biến chậm và có thể gây tử vong do biến
chứng viêm phổi.
Khám thấy hầu hết bệnh nhân có yếu cơ vận nhãn dẫn đến liệt mắt và
sụp mi nhưng các triệu chứng này thường không đối xứng, phản xạ đồng tử
bình thường. Các cơ chi phối bởi hành tủy và cơ tứ chi thường yếu với
những kiểu rối loạn khác nhau.
Hoạt động chống đỡ của các cơ bị tổn thương càng làm yếu cơ nặng
hơn nhưng các triệu chứng lại thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi. Bệnh nhân
vẫn có cảm giác bình thường và các phản xạ không thay đổi.
Triệu chứng xét nghiệm gồm: chụp Xquang lồng ngực thẳng, nghiêng và
CT có thể phát hiện u tuyến ức kèm theo. Thử nghiệm sinh lý điện cơ nếu
có biểu hiện đáp ứng cơ giảm dần trước các kích thích lặp lại với tần
số 2 - 3Hz thì chứng tỏ có rối loạn dẫn truyền thần kinh - cơ.
Cũng có thể phát hiện được bất thường đó ở những cơ khỏe nhờ một số
nghiệm pháp kích thích. Ghi điện cơ đồ qua kim đối với các cơ bị tổn
thương cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa các bệnh nhân về hình dạng
và biên độ điện thế đơn vị vận động.
Điện cơ đồ sợi đơn biểu hiện bằng tăng sự biến thiên khoảng cách
thời gian giữa hai điện thế hoạt động của sợi cơ trong cùng một đơn vị
vận động.
Một phương pháp khác để chẩn đoán bệnh nhược cơ nặng là xét nghiệm
huyết thanh tìm sự tăng kháng thể kháng receptor (thụ thể) của
acetycholin.Tuy nhiên trên lâm sàng, người ta thường dựa vào những điểm quan trọng trong chẩn đoán là: yếu cơ vân hay gặp gây các triệu chứng như: song thị, sụp mi và khó nuốt; khi vận động làm tăng biểu hiện yếu cơ bị tổn thương; điều trị kháng cholinesterase tác dụng ngắn làm cải thiện nhược cơ.
Phương pháp điều trị bệnh
Một lưu ý quan trọng đối với bệnh nhân và thầy thuốc là trong điều
trị cần tránh dùng các thuốc làm nặng tình trạng nhược cơ như thuốc
kháng sinh nhóm aminoglycosid ví dụ gentamycin, amikacin.
Các thuốc kháng cholinesterase có tác dụng làm giảm triệu chứng mà
không ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh như: neostigmin, pyridostigmin
hoặc có thể dùng cả hai.
Liều lượng tùy thuộc tình trạng bệnh nhân. Trường hợp quá liều có
thể làm tăng nhất thời triệu chứng yếu cơ, xử trí bằng cách dùng
edrophonium tiêm tĩnh mạch có thể đáp ứng.
Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức có tác dụng làm giảm triệu
chứng và làm bệnh thuyên giảm. Vì vậy tất cả bệnh nhân dưới 60 tuổi cần
được xem xét để phẫu thuật, trừ những bệnh nhân yếu cơ chỉ giới hạn ở
các cơ ngoài nhãn cầu.
Đối với những người bệnh mới khởi phát và tiến triển chậm, đôi khi
nên trì hoãn phẫu thuật khoảng 1 năm với hy vọng thời gian đó bệnh có
thể thuyên giảm một cách tự nhiên.
Sử dụng thuốc corticosteroid để điều trị cho các bệnh nhân đáp ứng
kém với các thuốc kháng cholinesterase và đã được mổ cắt tuyến ức, khi
triệu chứng yếu cơ nặng lên. Những bệnh nhân mà triệu chứng đã ổn định
sau 2 - 3 tuần hoặc duy trì được sự cải thiện đều đặn thì có thể điều
trị ngoại trú.
Corticosteroid dùng cách ngày thường dung nạp tốt hơn nhưng nếu vào
ngày không dùng thuốc triệu chứng yếu cơ nặng lên thì cần dùng hàng
ngày. Liều lượng được xác định tùy theo bệnh nhân nhưng nên giảm dần từ
liều cao lúc ban đầu đến liều duy trì thấp hơn mà có đáp ứng tốt.
Theo ThS. Bùi Thị Hoa - Sức khỏe & Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét