Khi làm việc đầu và cổ luôn luôn giữ thẳng trục với thân, không được gù lưng, gập cổ, ngửa cổ quá mức để cằm bị hướng ra phía trước.
Ngồi làm việc trước màn hình vi tính của các công chức, ngồi học
kéo dài nhiều giờ của học sinh sinh viên, làm việc ở tư thế ngồi theo
dây chuyền công nghiệp của công nhân... dễ dẫn tới cảm giác căng thẳng,
đau vai gáy, đau lưng mỏi mắt. Để giúp phòng tránh và cải thiện những
rắc rối trên, người lao động cần phải bảo đảm tư thế làm việc và luyện
tập đúng để nâng cao hiệu quả lao động, học tập và sức khỏe.
Tại sao cần phải bảo đảm tư thế đúng khi làm việc?
Để tiết kiệm năng lượng cho cơ.
- Đối với lao động cơ bắp:
Lượng cấp máu cho cơ đáp ứng đủ theo nhu cầu do cơ co và được thư giãn
sau mỗi cử động, trong khi đó lao động tĩnh, cơ phải co liên tục để duy
trì tư thế, các sợi cơ khi co sẽ ép vào thành mạch - hiệu ứng bơm cơ sẽ
ngăn cản máu đến cơ nên máu đến cơ ít hơn, cơ buộc phải lấy thêm năng
lượng để hoạt động từ chuyển hóa yếm khí, acid lactic sẽ ứ đọng trong cơ
dẫn tới đau cơ.
Tư thế ngồi đúng (trên) và sai (dưới) khi ngồi trước máy tính.
- Giảm lực ép, tỳ đè lên cột sống:
Cột sống của bạn giống như cột trụ chống đỡ cho cơ thể, bao gồm từ
32-33 đốt sống. Các đốt sống trên và dưới khớp với nhau tạo nên ống sống
để bảo vệ tủy sống, ở giữa 2 đốt sống là đĩa đệm có tác dụng như bộ
phận giảm xóc cho cơ thể (giảm sức ép lên cột sống trong khi lao động và
trong sinh hoạt hằng ngày). Đĩa đệm được cấu tạo bằng một nhân nhày ở
giữa, bao bọc xung quanh là vòng xơ.
Đĩa đệm
được dinh dưỡng theo kiểu thẩm thấu. ban ngày đĩa đệm phải làm việc, bị
mất nước, ban đêm được nghỉ ngơi (ở tư thế nằm lực ép giảm tạo thuận lợi
cho việc tái hấp thu nước). Nếu chúng ta không biết bảo vệ cho đĩa đệm
(chọn tư thế đúng, tránh tư thế có hại cho đĩa đệm, nghỉ ngơi hợp lý)
thì đĩa đệm chóng bị thoái hóa, khi đó chức năng giảm xóc giảm sẽ kéo
theo hàng loạt các rắc rối như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp sau...
gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Lực ép lên cột
sống thay đổi theo tư thế của bạn, lực ép ở tư thế ngồi cao hơn rất
nhiều so với tư thế nằm và đứng. Trong các kiểu ngồi làm việc, tư thế
ngồi mà phải duy trì giữ hai tay không có điểm tựa thì lực ép lên đĩa
đệm là cao nhất. Tư thế ngồi tay có điểm tựa là tư thế được chấp nhận,
vì bảo đảm cân bằng để làm việc và lực ép lên cột sống thấp, ở tư thế
này, lưng được tựa, cẳng tay có điểm tựa.

Một số tư thế đúng để phòng tránh đau vai gáy
- Tư thế làm việc đúng trước máy vi tính:
Vai: Được thả lỏng, cẳng tay luôn ở trên mặt phẳng ngang, vuông góc với khuỷu, cổ tay thẳng trục với cẳng tay.
Cổ: Giữ ở vị trí trung tính, thẳng trục với cột sống.
Lưng: Giữ thẳng, ghế phải có tựa cho vùng thắt lưng.
Khi
ngồi, tránh tư thế cong lưng, cần giữ lưng thẳng, cổ thẳng trục với
chân, nên kê một gối mỏng ở đoạn thắt lưng. Nên giải lao khi phải ngồi
kéo dài, cứ 45-60 phút giải lao một lần.
- Tư
thế đúng khi lái xe: Khi lái xe, giữ thẳng lưng, kê gối ở đoạn thắt
lưng, đầu và cổ giữ thẳng trục với thân, di chuyển ghế ngồi gần volant
sao cho vai cánh tay không bị căng. Khi lái xe khoảng 150-200km nên nghỉ
1 lần.
- Tư thế nằm: Khi nằm không được gối
quá cao, làm cột sống cổ không thẳng trục với thân. Nên gối phần đầu và
cổ, không được kê gối xuống dưới vai.
- Khi làm
việc nhà: Tránh các động tác ngửa cổ trong sinh hoạt hằng ngày như lau
cửa, mắc quạt trần, lau đèn, lấy đồ trên cao, để giảm căng thẳng cho cổ
vai hãy sử dụng ghế, thang khi làm những công việc này.
Một số động tác luyện tập khi bị đau vai gáy
- Ngồi thư giãn trên ghế, thẳng lưng, đầu, cổ. Xoay đầu từ từ sang 2 bên. Nghiêng đầu sang phải và trái. Thực hiện từ 3-5 lần.
- Ngồi thư giãn trên ghế, nhún 2 vai lên cao, hạ thấp vai và thư giãn, nhắc lại 3-5 lần.
- Ngồi thư giãn trên ghế, xoay vai từ từ ra trước, ra sau rồi xoay tròn.
-
Đứng dựa lưng vào tường, chân rộng bằng hông, gót chân cách tường
2-5cm. Hai bàn tay đặt sau gáy, khuỷu hướng ra trước, sau đó dang 2 cánh
tay.
- Đứng sát tường, đặt quả bóng cao su lên
vùng cơ cổ và vai (không đặt lên cột sống và xương bả vai), từ từ lăn
bóng từng bên (trái, phải) 2-3 lần.
Khi phải
ngồi làm việc kéo dài bạn nên tập thêm các động tác co chân và bàn chân
để cải thiện tình trạng căng cơ và “xuống máu chân” (tăng cường lưu
thông máu). Để tập chân và bàn chân bạn có thể ngồi duỗi thẳng đầu gối;
ngồi nâng bàn chân khỏi nền nhà; đứng thẳng, tỳ sát lưng vào tường, duỗi
thẳng gối, đưa chân ra phía trước; đứng, tay vịn ghế, đá chân ra phía
ngoài, đưa chân ra phía sau.
Một nguyên tắc khi làm việc: Đầu và cổ luôn luôn giữ thẳng trục với thân, không được gù lưng, gập cổ, ngửa cổ quá mức để cằm bị hướng ra phía trước
Theo ThS. Ngân Thị Hồng Anh, Sức khỏe và đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét